Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
(2 Tiết)
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Em hãy quan sát Hình 6.1 và cho biết: Bộ nồi, chảo nấu ăn thường được làm bằng những vật liệu gì? Tại sao lại sử dụng vật liệu đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án: Bộ nồi, chảo nấu ăn thường được làm bằng vật liệu kim loại do tính dẫn nhiệt của nó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới: Vật liệu kim loại là gì, ngoài vật liệu kim loại còn có vật liệu nào khác, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6. Vật liệu cơ khí.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về vật liệu cơ khí
- HS quan sát các chi tiết của xe đạp trong Hình 6.2 và cho biết chúng được làm từ vật liệu gì?
- GV khái quát hóa khái niệm của vật liệu cơ khí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 6.2 và hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK trang 34: Các chi tiết của xe đạp trong Hình 6.2 được làm từ vật liệu gì? - GV nhận xét các câu trả lời của HS và khái quát hóa khái niệm vật liệu cơ khí: + Vật liệu cơ khí bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí để tạo nên các sản phẩm. + Vật liệu cơ khí rất đa dạng và phong phú. + Vật liệu có các tính chất cơ bản như: tính chất vật lí, tính chất hóa học và tính chất công nghệ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá. - HS theo dõi, lắng nghe GV khái quát hóa khái niệm vật liệu cơ khí. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trình bày câu trả lời. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | I. Khái quát về vật liệu cơ khí - Khung xe đạp được làm từ sắt, vàng xe được làm từ hợp kim nhôm, lốp xe được làm từ cao su; tay nắm được làm từ chất dẻo nhiệt rắn,... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại vật liệu cơ khí thông dụng
2.1. Hoạt động tìm hiểu về vật liệu kim loại
- HS quan sát Hình 6.3 SGK trang 34 và trả lời câu hỏi về phân loại vật loại kim loại.
- GV giới thiệu cho HS về kim loại đen và kim loại màu.
- GV giải thích về đặc điểm và ứng dụng của vật liệu kim loại.
- HS ghi vào bảng tên gọi của các vật liệu kim loại tạo nên những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 6.3 và hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK trang 35: Vật liệu kim loại được chia thành mấy loại, là những loại nào? Mỗi loại gồm những vật liệu (hợp kim) gì? - GV nhắc lại về phân loại vật liệu kim loại, sau đó nêu khái niệm kim loại đen và kim loại màu. - GV yêu cầu HS đọc mục Thông tin bổ sung SGK trang 35. - GV yêu cầu HS đọc thông tin Bảng 6.1 và hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK trang 35: Từ Bảng 6.1 cho biết những sản phẩm sau đây: lưỡi kéo cắt giấy, đầu kìm điện, lõi dây điện, khung xe ô tô được làm từ vật liệu kim loại gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
| II. Các loại vật liệu cơ khí thông dụng 1. Vật liệu kim loại - Vật liệu kim loại được chia làm 2 loại: · Thép. · Gang. + Kim loại màu: · Đồng và hợp kim của đồng. · Nhôm và hợp kim của nhôm. - Từ Bảng 6.1:
|
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác