Soạn mới giáo án Đạo đức 2 Chân tời bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường

Soạn mới Giáo án Đạo đức 2 Chân tời sáng tạo Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ

BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường;

- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường;

- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

  1. Năng lực

*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

* Năng lực riêng:

- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi ở nhà, ở trường; thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi ở nhà, ở trường.

  1. Phẩm chất: Trách nhiệm: Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ.
  4. Đối với học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Chia sẻ cảm nhận

Mục tiêu: HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và việc quan sát tranh để chia sẻ cảm nhận khi gặp những tình huống nguy hiểm; qua đó các em thấy được sự cần thiết của việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK Đạo đức 2, trang 46 và trả lời các câu hỏi: Nội dung từng tranh vẽ gì? Gặp tình huống như Na hoặc Bin, em cám thấy thế nào?

- HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh trong tranh vẽ nêu cảm nhận của mình.

- GV gợi ý:

+ Tranh 1: Na đang đứng gần và chứng kiến ngọn lửa bùng lên ở bếp ga. Nếu là Na, em sẽ thấy rất sợ vì ngọn lửa có thể bùng lên làm cháy đó đạc trong nhà, thậm chí cháy nhà,... rất nguy hiểm.

+ Tranh 2: Bin đang ôm bụng, mặt nhăn nhó, toát mồ hôi, có thể bạn đang bị đau bụng và cảm thấy rất khó chịu.

- GV đặt thêm câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời: Nếu em là Na hoặc Bin, em sẽ làm gì khi đó?

- GV gợi ý:

+ Nếu là Na, em sẽ hô thật to để gọi những người xung quanh giúp đỡ, hoặc em sẽ gọi điện ngay cho người thân để được hướng dẫn cách xử lí kịp thời,...

+ Nếu là Bin, em sẽ lên thưa với cô giáo/nhờ bạn nói với cô/nhờ bạn đưa đến phòng y tế của trường/tự mình đến phòng y tế cùa trường để được giúp đỡ,...

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- GV kết luận: Trong cuộc sống hồng ngày ở nhà hoặc ở trường, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phài những khó khăn, nguy hiểm mà tự chúng ta không thể giải quyết được. Khi đó, chúng ta cân tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.

B. KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tim kiếm sự hỗ trự khi ở nhà, ở trường.

Mục tiêu: HS kể được một số tình huống cần sự hỗ trợ và nêu được vì sao cán tìm kiếm sự hỏ trợ khi ở nhà, ờ trường.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 2 - 4 HS, yêu cấu HS quan sát tranh trang 47,48 trong SGK và trà lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đã gặp những khó khăn gì?

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. G

- GV nhận xét, đưa ra đáp án.

Gợi ý:

+ Tranh 1: Bạn nữ bị một nhóm bạn chê’ giễu, không chơi cùng.

+ Tranh 2: Bin đang chơi thì bị ngã chảy máu.

+ Tranh 3: Na đang ở nhà một mình thì có người lạ đến gõ cửa, yêu cẩu mở cửa ra.

+ Tranh 4: Bạn nữ bị một chú lớn tuổi có hành động vuốt ve thân mật khiến bạn ấy không thoải mái và lo lắng.

+ Tranh 5: Bạn nam đang cùng mẹ lau cửa sổ nhưng chỏ bẩn ở trên cao, bạn không thể với tới được.

- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi:

+ Kể thêm những tình huống cân sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

+ Vì sao phái tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường?

- GV gợi ý:

+ Những tình huống em có thể cấn sự hỗ trợ khi ở nhà hoặc ở trường là: Em bị các bạn bắt nạt hoặc chứng kiến bạn minh bị bắt nạt; Em bị ngâ, bị đau khi ở nhà/ở trường; Người lạ đến nhà yêu cầu em mở cửa; Em gặp bài khó không thề tự giải được,...

+ Việc tìm kiếm sự hố trợ kịp thời sẽ giúp chúng ta tránh được những nguy hiềm và hậu quả đáng tiếc xảy ra.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

Mục tiêu: HS biết được một cách tim kiếm sự hỏ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

Cách tiến hành:

- GV yêu cẩu HS quan sát tranh trang 49 SGK Đạo đức 2, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: Hai bạn nhỏ trong tranh gặp phải khó khăn gì khi ở trường, ở nhà? Các bạn ấy đã từng bước giải quyết khó khán ấy như thế nào?

- GV tổ chức cho các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý.

GV gợi ý:

a. Bạn nam gặp khó khăn khi đọc nhạc. Bạn ấy đã nhận ra khó khăn của mình là tập mãi không được; sau đó bạn ấy nghĩ đến người có thể giúp bạn ấy là bạn quản ca nên đã chủ động nhờ bạn quản ca giúp. Sau khi được giúp đỡ, bạn ấy đã cảm ơn bạn quản ca.

b. Bạn nữ phát hiện ra mình bị sốt khi đang ở nhà một mình. Bạn đã gọi điện thoại để báo cho mẹ biết. Nhờ vậy, mẹ bạn ấy đã về chăm sóc bạn ấy. Bạn ấy đã biết nói lời cảm ơn khi được mẹ chăm sóc kịp thời.

- GV nhận xét và chốt lại: Khi gặp khó khăn, các em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè khi ở trường hoặc của cha mẹ, người thân khi ở nhà bàng cách gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Sau khi được hỗ trợ, các em căn chởn thành cảm ơn người đã giúp đỡ mình vượt qua khó khăn.

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Lựa chọn cách xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS lựa chọn được cách xử lí tình huống phù hợp liên quan đến việc tìm kiếm sự hỏ trợ khi ở nhà, ở trường.

Cách tiến hành:

+ GV tổ chức cho HS xem 2 tranh về 2 cách xử lí tình huống ở phần Khởi động, SGK Đạo đức 2, trang 46 và lựa chọn cách xử lí phù hợp.

+ GV gọi một số HS nêu lựa chọn cùa minh và giải thích lí do vì sao em lựa chọn cách đó mà không chọn cách còn lại.

- GV gợi ý:

- Nên lựa chọn cách 2 vì nếu bạn nữ không gọi điện báo cho người thân thì ngọn lửa có thể bùng lên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như cháy đồ đạc, cháy nhà,... rất nguy hiểm. Nhờ việc gọi điện cho người thân, bạn ấy sẽ được hướng dẫn cách xử lí tình huống để tránh được những nguy hiểm đó.

- GV có thể hỏi thêm: Với tình huống trên, em còn có thể có cách xử lí nào khác?

- GV mời HS nêu ý kiến của mình dựa vào kinh nghiệm, điều kiện sổng.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2:Sắm vai xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS nêu được cách xử lí tình huống liên quan đến việc tìm kiếm sự hỗ trự khi ở nhà, ở trường.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1 và 2 trong SGK Đạo đức2, trang 50 và thực hiện yêu cấu: Nếu là các bạn trong tranh, em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

- GV có thề gợi ý cho HS theo hệ thống câu hỏi:

+ Từng bạn đang gặp phải khó khăn gì?

+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thào luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

- GV gợi ý:

+ Tranh 1: Bạn nam đang chơi cầu lông thì không may, quả cẩu bị vướng trên cành cây cao. Nếu em là bạn, em sẽ nhờ một người lớn lấy giúp, sau đó sẽ lẻ phép cảm ơn người ấy.

+ Tranh 2: Bạn nam không thể khoá được vòi nước, nếu cứ để như vậy thi nước có thể chảy khắp nhà và rất nguy hiểm. Nếu là bạn ấy, em có thể gọi điện thoại cho người thân trong gia đình để nhờ giúp đỡ,...

- GV lưu ý: có thể cho các nhóm trả lời câu hỏi trên bầng các hình thức khác nhau: nhóm sắm vai, nhóm đưa ra ý kiến,...

- GV tiếp tục cho HS sắm vai xử lí các tình huống cùa Hoạt động 1, phần Kiến tạo tri thức mới, sau đó nhận xét và tổng kết hoạt động.

D. VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

Mục tiêu: HS biết thêm cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

Cách tiến hành:

- GV có thể cho HS chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ theo trải nghiệm cá nhân hoặc chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một bảng ghi sẵn 2 cột "Ở nhà" và "Ở trường".

- GV theo dõi HS hội ý trong nhóm và ghi cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường vào bảng trong thời gian 5 phút. Đội nào ghi được nhiều cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường nhất sẽ là đội chiến thắng.

- GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

Hoạt động 2: Nhắc nhở các bạn và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Mục tiêu: HS có ý thức nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỏ trợ khi ở nhà, ở trường.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cẩu mỗi nhóm bốc thăm chọn một trong số các tình huống do GV đưa ra.

- GV theo dõi các nhóm thảo luận cách xử lí và sắm vai thực hành nhắc nhở bạn hoặc người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.

- GV mời một vài nhóm thực hành sắm vai trước lớp. Cả nhóm khác nhận xét, góp ý cách xử lí tình huống của nhóm bạn.

Hoạt động 3: Lập danh sách các số điện thoại.

Mục tiêu: HS biết và ghi nhớ được các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp và một số số điện thoại quan trọng của người thân để có thể gọi khi cần sự trợ giúp.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu cho HS vể các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp bằng nhiều hình thức trực quan (treo bảng phụ, xem tranh, xem clip,...). Sau đó, mời HS tự ghi nhớ và lập một danh sách bao gồm:

+ Các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp.

+ Số điện thoại quan trọng khác: số điện thoại của người thân trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, người nuôi dưỡng,...), số điện thoại của thây, cô giáo.

- GV yêu cầu HS tự lập danh sách và trang trí trong khoảng 3 phút.

- GV tổ chức cho HS trưng bày kết quả lập danh sách và dặn dò HS cần ghi nhớ các số điện thoại này, có thể dán ở góc học tập hoặc trên hộp bút, ba lô,... để phòng khi cấn thiết.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động củng cố, dặn dò

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đâ học, liên hệ và điểu chỉnh được việc làm của bản thân để tìm kiêm sự hỗ trợ ở nhà, ở trường khi cắn thiết.

Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ:

+ Vì sao cấn tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ờ trường?

- GV gọi HS trả lời.

- GV tổ chức cho cả lớp đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức 2, trang 51.

- GV dặn dò HS:

+ Em hãy nhớ tìm kiếm sự hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.

+ Nhắc nhở các bạn và người thân thực hiện tìm kiếm sự hỗ trợ khi cẩn thiết.

- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi

- Một số nhóm kể lại tình huống

- HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh trong tranh vẽ nêu cảm nhận của mình.

- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe và nhận xét.

- HS làm việc nhóm

- HS suy nghĩ câu trả lời

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe GV trình bày.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS lắng nghe

- HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời

- HS nghe GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe câu hỏi

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS trình bày trước lớp

- HS nghe GV chốt lại nội dung.

- HS lắng nghe và hát theo bài.

- HS quan sát

- HS tiếp nhận câu hỏi

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS nghe GV nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân.

- HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống.

- Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống.

- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV

- Các nhóm đưa ra cách xử lí.

- HS chuẩn bị đồ dùng thực hành.

- Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân.

- Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe GV tổng kết.

- HS tìm tòi

- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

- HS nghe GV tổng kết.

- HS trả lời

Soạn mới giáo án Đạo đức 2 Chân tời bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Đạo đức 2 chân trời sáng tạo, soạn giáo án Đạo đức 2 mới CTST bài Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường, giáo án soạn mới Đạo đức 2 ctst

Soạn mới giáo án đạo đức 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay