Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ YÊU QUÝ BẠN BÈ
- Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo;
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
* Năng lực riêng:
- Nhận ra được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; không đồng tình với thái độ, hành vi không kính trọng thầy giáo, cô giáo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Nghe và cùng hát bài Thầy cô cho em mùa xuân. Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc và giúp HS nhớ đến tình cảm của thầy, cô giáo. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nghe và hát theo bài hát “Thầy cô cho em mùa xuân”, có thể cho HS sử dụng bộ gõ cơ thể để HS thêm hứng thú và không khí sôi nổi hơn. - HS hát xong, GV yêu cầu một sổ HS lần lượt nêu cảm nhận của các em về bài hát: + Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? + Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào? + Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? Bài hát khuyên chúng ta điều gì? - GV gọi HS chia sẻ cảm nhận - GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Nếu cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng các con từ thuở lọt lòng thì thầy cô là những người dìu dắt, giúp các con trưởng thành và biết thêm nhiều tri thức. Tôn sư trọng đạo cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vậy, chúng ta cần làm gì để thể hiện tấm lòng kính trọng thầy cô giáo? B. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thầy, cô giáo trong tranh đang làm gì? Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của thầy cô thể hiện sự dạy dô, yêu thương HS. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh và trả lời câu hỏi: Tình cảm của thầy, cô giáo dành cho HS được thể hiện qua những việc làm nào? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: + Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điều hay, lẽ phải. + Tranh 2: cỏ giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh. + Tranh 3:Thầy giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau. + Tranh 4:Thấy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm vế hoàn cảnh gia đình HS. - GV cần lưu ý HS: Tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ,... thường thể hiện qua những việc làm nhỏ, quen thuộc nên đôi khi HS không nhận ra được. - GV có thể cho HS kể thêm những điểu thầy cô đã làm cho mình. - HS chia sẻ . Hoạt động 2: Bạn nào trong tranh đã thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo Mục tiêu: HS nêu được việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Cách tiến hành: - GV cho HS làm việc thep cặp đôi, các nhóm quan sát tranh và trả lời: + Các bạn đã làm những việc làm gì với thầy, cô giáo? + Em có nhận xét gì về những việc làm đó? - GV gọi HS các nhóm trả lời. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận: Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng. Hoạt động 3: Nêu thêm những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo Mục tiêu: Giúp HS nêu được những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo. Cách tiến hành: - GV đặt một số câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Theo em, có những việc làm nào thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo? - GV gọi HS nêu lên suy nghĩ của bản thân. - GV tổng hợp ý kiến, trình bày: chúng ta cần kính trọng thầy, cô giáo qua những việc làm hằng ngày và đó cũng là thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn thầy, cô giáo. - GV lưu ý HS thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những món quà, những tấm thiệp mà quan trọng là những lời nói, hành động hằng ngày: trật tự nghe giảng, nghe lời thầy cô, chăm chỉ học hành, lễ phép với thầy cô…. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Mục tiêu: Giúp HS nêu được nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh, thể hiện được sự đồng tình với việc làm thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời: + Các bạn đã có hành động gì với thầy, cô giáo? + Nhận xét về lời nói, việc làm với các bạn trong tranh? - GV cho các nhóm báo cáo kết quả luyện tập. - GV nhận xét và sơ kết hoạt động: Các con cần lưu ý, phải lễ phép, kính trọng tất cả các thầy, cô giáo dù các thầy cô không trực tiếp dạy mình. Hoạt động 2: Sắm vai các bạn nhỏ trong tranh và xử lí tình huống Mục tiêu: HS tìm hiểu tranh, biết tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai. Cách tiến hành: - GV cho HS làm việc theo nhóm. Dựa vào tranh, các nhóm tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai. - GV gọi đại diện các nhóm trình diễn, cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và bổ sung: các con cần phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, đơn giản mỗi ngày. D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Thực hiện việc làm thê hiện sự kính trọng thấy giáo, cô giáo. Mục tiêu: HS tập vận dụng vào các tình huống thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo. Cách tiến hành: - GV cho HS xem từng tranh và trả lời: Các bạn nhỏ trong tranh đã có hành động gì với thầy, cô giáo? - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét và bổ sung + Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô. + Tranh 2:Tích cực phát biểu, chăm chì học hành. + Tranh 3: Quan tâm, thăm hỏi thầy cò. + Tranh 4: Làm thiệp, viết thư, viết lời chúc thầy cô. - GV tiến hành hoạt động: mỗi HS viết lời cảm ơn thầy cô đã dạy mình trong năm học lớp 1 vào tờ giấy. HS có thể trang trí theo sáng tạo riêng của mình và gửi tặng thầy, cô giáo cũ sau tiết học. - GV quan sát HS thực hành và hướng dẫn khi cần thiết. Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng thấy giáo, cô giáo. Mục tiêu: HS chia sẻ được những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc mình đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét. - GV cần lưu ý các nhóm trình bày sau chỉ nêu những ý mới để tránh tình trạng các nhóm bắt chước nhau, làm mất thời gian của tiết học. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Nhắc nhở bạn thực hiện những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo Mục tiêu: HS biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Cách tiến hành: - GV nhắc nhở HS, thực hiện các bài học đạo đức đã học, đồng thời biết quan tâm, nhắc nhở bạn cùng thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo. - GV kết luận, tổng kết bài học. Hoạt động củng cố, dặn dò Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Cách tiến hành: - GV nhắc lại một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và những việc làm cụ thể của HS thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. - GV tổ chức cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức 2, trang 26. GV có thể cho HS làm việc theo nhóm, điền chữ thích hợp vào ô trống:
- GV gọi nhóm trả lời, nhóm hoàn thành trước và đúng được biểu dương trước lớp. - GV cho cả lớp đọc thuộc lòng 4 câu thơ. - GV căn dặn HS cần luôn thể hiện sự kính trong thầy, cô giáo qua những việc làm hàng ngày. | - HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi - Một số nhóm kể lại tình huống - HS trả lời câu hỏi - HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới. - HS làm việc nhóm - HS suy nghĩ câu trả lời - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét - HS lắng nghe chia sẻ - HS quan sát tranh - HS lắng nghe câu hỏi - HS tìm câu trả lời - HS nghe GV tổng kết hoạt động. - HS lắng nghe câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS trình bày trước lớp - HS nghe GV chốt lại nội dung. - HS bắt cặp đôi - HS tiếp nhận câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS đứng dậy báo cáo kết quả trước lớp - HS nghe GV nhận xét. - Đại diện cặp đôi trình bày kết quả. - HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân. - HS quan sát tranh và trả lời - Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống. - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV - Các nhóm đưa ra cách xử lí. - Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân. - Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp. - HS nghe và trả lời câu hỏi - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. - HS lắng nghe tổng kết. - HS lắng nghe - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. - HS nghe GV kết luận. - HS nghe GV tổng kết. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí