Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng;
- Nêu được vì sao phái tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng;
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
* Năng lực riêng:
- Tìm kiếm được sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cẩn thiết; bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.
- Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Chia sẻ cảm nhận Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận của bản thân khi gặp khó khăn, nguy hiểm ở nơi công cộng (lạc đường, lạc người thân...). Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 52 và trao đổi theo nhóm đôi: + Chuyện gì xảy ra với bạn nhỏ? + Nếu là bạn nhỏ trong tình huống trên, em cảm thấy thế nào? Em sẽ làm gì? - Gv gọi HS trả lời. - GV cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ thêm ý kiến của nhóm mình. - GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm: + Các em đã khi nào đi chơi với người thân và bị lạc chưa? Khi đó em cảm thấy thế nào? Em đã làm gì? + Khi gặp những khó khăn, rắc rối ở nơi công cộng, em cần làm gì? - GV gọi HS trả lời - GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau: Khi đi học, đi chơi và tham gia các hoạt động ở nơi công cộng, đôi khi chúng ta có thể gặp phải những rác rối, nguy hiểm không mong muốn. Lúc đó, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé! B. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng. Mục tiêu: Nêu được những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng và giải thích được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng khi cần thiết. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, quan sát 4 tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 53 và thảo luận các câu hỏi sau: + Bức tranh vẽ gì? (Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?) + Các bạn trong tranh đã gặp những khó khăn gì? - GV theo dõi phần thảo luận của HS. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. + Tranh 1: Một bạn nhỏ đang bị đuối nước, Bin ở trên bờ gọi người lớn đến giúp. + Tranh 2: Một nhóm HS đi cắm trại trong rừng, một bạn trai đang đau vì bị ong đốt. Na thấy bạn như vậy thì rất hốt hoảng. + Tranh 3: Cốm đang ở khu vui chơi và em thấy lo lắng khi có người lạ theo dõi em. + Tranh 4: Tin đang bị kẹt ở trong thang máy. - GV tổ chức cho HS cà lớp trao đổi: Kể thêm một số tình huống em cần sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng. - GV gọi HS phát biểu ý kiến. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi với câu hỏi: + Vì sao em cần đến sự hỗ trợ đó? + Điều gì có thể xảy ra với em nếu không có sự hỗ trợ? - GV mời một số HS trình bày ý kiến của mình, những HS khác bổ sung, góp ý. - GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng. Mục tiêu: HS xác định được cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh 1,2 và 3 trong SGK Đạo đức2, trang 54 và trả lời các câu hỏi sau: + Bạn nhỏ trong tranh gặp phải chuyện gì? + Bạn nhỏ đã làm gì? - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV cũng có thể yêu cầu mỗi nhóm trả lời một tranh. Bạn nhỏ bị lạc với bố khi đi tham quan ở khu di tích lịch sử. + Tranh 1: Bạn nhỏ nhận ra mình đã bị lạc với bố. Bạn nhỏ cố gắng tìm kiếm bố nhưng không thấy. + Tranh 2: Bạn nhỏ quyết định tìm bác bảo vệ nhờ giúp đỡ. Bạn nhỏ nói với bác bảo vệ và cho bác số điện thoại để bác tìm giúp bố mình. + Tranh 3: Bạn nhỏ gặp được bố và hai bố con cùng cảm ơn bác bảo vệ. - GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp: Qua tìm hiểu việc làm của bạn nhỏ trong tình huống trên, em thấy mình cần làm gì khi phải tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng? - GV gọi HS trả lời. - GV tổng kết câu trả lời của HS và đưa ra các bước tìm kiếm sự hỗ trợ khi cấn thiết: + Bước 1: Xác định vấn đề mình gặp phải là gì? Mình có giải quyết được vấn đề này hay không? + Bước 2: Xác định người có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề và nói lời đề nghị + Bước 3: Thể hiện lòng biết ơn người đã giúp đỡ (cảm ơn người đã giúp đỡ). - GV lưu ý HS về cách thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình qua lời nói kết hợp với nét mặt, cử chỉ. - GV mời một số HS nhắc lại và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau. Hoạt động 3: Kể thêm một số cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng. Mục tiêu: HS biết thêm cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng. Cách tiến hành: - GV cho HS phát biểu ý kiến cá nhân, các HS khác bổ sung ý kiến trước khi GV tổng kết, chuyển sang phần sau. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS thể hiện được thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh theo gợi ý: + Các nhân vật trong tranh đã nói gì? Làm gì? + Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các bạn ? - GV chú ý HS quan sát nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói của các bạn trong tranh khi tìm kiếm sự hỗ trợ. - GV gợi ý: + Tranh 1: Mẹ của bạn trai người dân tộc thiểu số bị mệt khi đang đi chợ. Bạn lo lắng và nhờ những người lớn xung quanh giúp đỡ. + Tranh 2: Một bạn nhỏ đang bị người lạ nhận làm con và kéo đi. Bạn nhỏ la lên nhờ người xung quanh giúp đỡ. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quà thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Với từng tranh, GV khai thác thêm: + Nếu em là bạn nhỏ người dân tộc thiểu số, em sẽ làm gì? Vì sao? + Nếu là bạn nam bị kéo đi, em sẽ làm gì? Vì sao? - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra cách xử lí tình huống. - HS chia sẻ về ý kiến về cách xử lí cùa bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về một lần em đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác khi ở nơi công cộng. Từ đó, để HS rút ra bài học: Nếu gặp phải tình huống đó một lần nữa, em sẽ làm như thế nào? Em sẽ điều chỉnh điều gì? - GV nhận xét, tổng kết hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau. Hoạt động 2:Sắm vai xử lí tình huống. Mục tiêu: HS thực hành sắm vai tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. Mỗi nhóm bốc thăm để lựa chọn một tình huống ở phần Kiến tạo tri thức mới và thảo luận để phân vai, đưa ra cách xử lí tình huống. - GV cần chú ý HS khi phân vai trong tình huống bị kẹt trong thang máy: một bạn đóng vai Tin, một bạn đóng vai người hỗ trợ trao đổi với Tin qua chuông báo khẩn cấp. - GV tổ chức cho các nhóm thể hiện phần sắm vai xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét hoặc hỏi để làm rõ thêm về cách xử lí tình huống của nhóm bạn và chia sẻ cách xử lí của nhóm mình. - GV nhận xét và đưa ra những lưu ý cho HS trong từng tình huống về cách thể hiện thái độ khi nhờ giúp đỡ và sau khi được giúp đỡ. - GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau. D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Em sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào? Mục tiêu: HS thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận để đưa ra cách giải quyết phù hợp. Với mỗi tình huống, GV cần gợi ý HS phân tích: + Chuyện gì xảy ra với bạn nhỏ trong tranh ? Ở đâu? + Nếu là bạn, em sẽ làm gì? - GV gợi ý: + Tranh 1: Khi chơi ở khu vui chơi cùng các bạn, bạn nam phát hiện ra mình bị mất ba lô. Trong trường hợp này, GV cần lưu ý HS, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh xảy ra việc mất đồ dùng mà tìm kiếm người hỗ trợ: + Nếu là khu vui chơi gần nhà, cấn báo với người thân. + Nếu là khu vui chơi giải trí công cộng, cẩn báo với người lớn đi cùng để giải quyết. Trong trường hợp xác định được người bảo vệ ở khu đó thì báo với người bảo vệ. HS cần linh hoạt và việc đầu tiên cần làm là đảm bảo an toàn tính mạng. -Tranh 2: Bạn nữ bị say xe. Trong trường hợp này, bạn cần phải nói với thầy/cô giáo, hướng dẫn viên du lịch hoặc người lớn đi cùng trên xe. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận bằng nhiều cách khác nhau: nhóm đóng vai, nhóm đưa ra ý kiến,... - GV nhận xét và đưa ra những lưu ý cho HS trong từng tình huống về cách thể hiện thái độ khi nhờ giúp đỡ và sau khi được giúp đỡ. - GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau. Hoạt động 2: Làm thẻ thông tin. Mục tiêu: HS làm được thẻ thông tin cá nhân để chủ động hơn khi gặp những tình huống cần tìm sự hỗ trợ ở nơi công cộng. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Thẻ thông tin có hình gì? Được làm bàng gì? + Nêu những nội dung có trong thẻ thông tin. + Thẻ thông tin được sử dụng như thế nào? - GV gợi ý: - Thẻ thông tin thường có hình chữ nhật, có thể được làm từ giấy bìa hoặc giấy viết bình thường. - Thẻ thông tin gồm có ảnh và các thông tin về tên của em, tên người thân, số điện thoại. - Thẻ thông tin có thể đeo ở ba lô, cặp sách hoặc đeo ở cổ để tiện di chuyển. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. Lưu ý: Thẻ thông tin không nhất thiết phải có ảnh và HS có thể thêm những thông tin khác như: lớp, trường,... trong trường hợp đi tham quan, ngoại khoá do trường tổ chức. Thông thường thẻ thông tin chỉ cẩn ghi những gì cần thiết nhất như tên HS, tên người thân và sổ điện thoại để tránh trường hợp bị rơi và người xấu nhặt được thì họ có thể tìm đến địa chỉ cụ thể ghi trên thể nhằm mục đích không tốt. - GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm đôi về cách làm thẻ thông tin dựa trên việc quan sát tranh. - GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến và từ đó hướng dẫn HS làm thẻ thông tin: + Nếu không có nhựa đeo thẻ thì sử dụng giấy bìa; sau đó vẽ khung hình chữ nhật và ghi các thòng tin cấn thiết. Cắt khung hình chữ nhật và tạo lỗ để đeo dây hoặc đeo vào móc cặp. + Nếu có miếng nhựa đeo thẻ thì chỉ cần dùng giấy viết thông thường. Sau đó, đo kích thước của mảnh giấy vừa với kích thước của miếng nhựa; vẽ khung hình chữ nhật theo kích thước đã đo, viết thòng tin và cắt rời phần khung hình chữ nhật. Cuối cùng, lồng mảnh giấy hình chữ nhật vừa cắt vào miếng nhựa đeo thẻ. - GV tổ chức cho HS làm thẻ thông tin và quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. - GV mời một số HS lên giới thiệu vể chiếc thẻ thông tin của mình và yêu cầu cả lớp về nhà hoàn thiện thẻ thông tin để sử dụng sau tiết học này. Hoạt động 3:Chia sẻ với các bạn về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nơi công cộng. Mục tiêu: Giúp HS chia sẻ cách tìm kiếm sựhỏ trợ khi gặp khó khăn ở nơi công cộng. Cách tiến hành: - GV có thể cho cá nhân HS chia sẻ trước lớp hoặc cho HS chia sẻ theo nhóm. Các HS khác nghe và bổ sung ý kiến. Hoạt động 4: Nhắc nhở bạn bè và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Mục tiêu: Giúp bạn bè và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thực hành cách nhắc nhở với bạn bè và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng trong một số tình huống như như bị lạc đường, bị mất đó đạc, bị té ngã,... Hoạt động củng cố, dặn dò Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để tìm kiếm được sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết. Cách tiến hành: - GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ: + Em đã học được gì qua bài đạo đức này? + Em sẽ thay đổi điều gì để có thể thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm sự hỗ trợ ờ nơi công cộng khi cân thiết? + Nếu được là đại sứ an toàn, em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho các bạn khi cân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng? - GV tổ chức cho HS cùng đọc Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 55 tổng kết các kĩ năng cần thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng: Mỗi khi gặp việc chẳng lành Em phải bình tĩnh nghĩ nhanh trong đầu Khó khăn đang mắc ở đâu? Mình tự giải quyết hay cầu cứu ai. 3. GV dặn dò HS về nhà: - Hoàn thành thẻ thông tin và đeo vào cặp để phòng khi cần tìm sự hỗ trợ. - Chia sẻ với người thân trong gia đình về cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng; thực hiện tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. | - HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi - Một số nhóm kể lại tình huống - HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh trong tranh vẽ nêu cảm nhận của mình. - HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe và nhận xét. - HS làm việc nhóm - HS suy nghĩ câu trả lời - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét - HS lắng nghe GV trình bày. - HS thảo luận theo nhóm. - HS thảo luận - HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời - HS nghe GV tổng kết hoạt động. - HS lắng nghe câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS trình bày trước lớp - HS nghe GV chốt lại nội dung. - HS lắng nghe và trả lời - HS tiếp nhận câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe - HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân. - HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống. - Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống. - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV - HS làm việc nhóm đôi - HS trả lời. - Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân. - Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe GV tổng kết. - HS thảo luận - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. - HS nhận xét - HS nghe GV tổng kết. - HS làm thẻ thông tin. - HS chia sẻ - HS thực hành. - HS trả lời câu hỏi - HS đọc ghi nhớ - HS lắng nghe dặn dò. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí