Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình;
- Nêu được vì sao phài bảo quản đồ dùnggia đình;
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình;
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
-Về phẩm chất:
+ Trách nhiệm:Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùnggia đình; nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
* Năng lực riêng:
- Nhận ra được một sổ biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.
- Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng gia đình đúng cách.
- Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình.
- Đóng tình với thái độ, hành vi thể hiện biết bảo quản đồ dùng gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đồ dùng gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát tranh, xác định nội dung từng tranh, liên kết các tranh thành câu chuyện hoàn chỉnh. - GV mời 1 – 2 HS kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình. - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về việc làm của bạn Na: Nếu là Na, em có làm như bạn không? Vì sao?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Việc làm của bạn Na không đúng, gây tốn điện và có nguy cơ làm hỏng tủ lạnh, Như vậy, trong gia đình để bảo quản tốt đồ đạc, chúng ta cần thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học
B. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm nhận 1 tranh và nhận nhiệm vụ: quan sát tranh, xác định nội dung tranh, đánh giá việc làm của các bạn trong tranh, trình bày kết quả thảo luận. + Nhóm 1 – tranh 1 + Nhóm 2 – tranh 2 + Nhóm 3 – tranh 3 + Nhóm 4 – tranh 4 - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá dẫn dắt, kết luận: + Tranh 2,4: các bạn biết bảo quản đồ dùng gia đình. + Tranh 1,3: các bạn chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình - GV bổ sung thêm: + Tranh 1: Việc đùa nghịch của bạn nữ vừa làm hỏng rèm cửa, vừa rất nguy hiểm vì cạnh của dải rèm cửa có thể làm tổn thương phần cổ của bạn đó. + Tranh 3: Việc nô đùa, nhảy nhót của hai chị em vừa làm nệm ghế bị lún, vừa không an toàn, dễ bị mất thăng bằng và ngã khỏi ghế.
- GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp: với các tình huống 1,3, Em sẽ khuyên các bạn như thế nào? Ở nhà có khi nào em đùa nghịch như các bạn đó không? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm có thể làm để bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm một số việc làm để bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: mỗi nhóm đều có nhiệm vụ thảo luận để đề xuất, chia sẻ những việc làm phù hợp, vừa sức, an toàn nhằm bảo quản đồ dùng gia đình một cách hiệu quả. - GV quan sát và hướng dẫn HS thảo luận. - GV gọi nhóm đại diện trả lời. - GV tổng hợp và rút ra kết luận: + Việc bảo quản đồ dùng gia đình trước hết phải bắt đẩu từ ý thức của mỗi thành viên trong gia đình, trong đó có bản thân em. + Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau. + Cần tìm hiểu tính chất, đặc điểm của mỗi đồ dùng gia đình để biết cách bảo quản phù hợp.
Hoạt động 3: Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: Giúp HS nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV đặt một số câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình? - GV gọi HS đứng dậy nêu lên suy nghĩ của bản thân. GV ghi lại các ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, trình bày: + Biết bảo quản thì đồ dùng gia đình mới bền, đẹp và sử dụng được lâu dài. + Biết bảo quản thì đồ dùng gia đình mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt của những người thân. + Bảo quản đồ dùng gia đình chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình và cộng đồng.
C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh Mục tiêu: HS biết nhận xét, bày tỏ thái độ trước việc biết/không biết bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh và nhận xét: + Tranh 1: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh? + Tranh 2: · Việc làm của bạn là đúng hay sai? · Em có lời khuyên gì với bạn? · Em đã làm gì để giữ tường nhà luôn sạch đẹp? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: Tranh 1: + Bạn đã biết giúp bố mẹ bảo quản đồ gốm, sứ đúng cách; + Bạn đã biết giúp bố mẹ bảo quản đồ dùng gia đình bằng những việc làm phù hợp, vừa sức; + Việc làm của bạn giúp cho những bình hoa của gia đình được bền và đẹp, v.v. Tranh 2: Bạn nam dùng bút màu vẽ lên tường phòng ngủ. + Bạn làm bức tường bị lem bẩn; + Bạn chưa hiểu việc giữ gìn phòng ngủ của mình cũng là giữ gìn tài sản gia đình; + Việc làm của bạn khiến bố mẹ phải tốn tiến thuê thợ sơn lại tường,... + Lời khuyên: Phải có ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản gia đình; không tự ý viết, vẽ lên tường nhà. Hoạt động 2: Việc làm của bạn hỏ trong tranh thể hiện điều gì? Mục tiêu: HS hiểu được ích lợi và đồng tình với hành vi biết bảo quản đồ dùng gia đình; hiểu được tác hại và không đồng tình với hành vi chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi: quan sát tranh, kể lại tình huống và nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. - GV đặt câu hỏi: + Việc làm của bạ nhỏ trong tranh thể hiện điều gì? + Em có nên làm như bạn không? Vì sao?
- GV gọi HS trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức: + Tranh 1: Bạn nữ tắt điện khi ra khỏi phòng. + Tranh 2: Hai bạn nhảy nhót, nô đùa trên giường nệm. + Tranh 3: Hai anh em lấy dụng cụ nhà bếp làm đổ chơi. - GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng gia đình, hiểu được tác hại và không đồng tình với hành vi chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình.
Hoạt động 3: Sắm vai Tin xử lí tình huống Mục tiêu: HS biết nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và cho các em sắm vai xử lí tình huống (1 HS sắm vai Bin, 1 HS sắm vai anh trai của Bin, 2 HS quan sát, nhận xét, góp ý; sau đó đổi ngược lại: 2 HS đã sắm vai sẽ quan sát, nhận xét, góp ý; 2 HS đã quan sát, nhận xét, góp ý sẽ sắm vai). - GV cho HS quan sát tranh đề nắm được nội dung tình huống, sau đó gợi ý để các nhóm phân tích, xử lí tình huống qua hình thức sắm vai: + Anh trai Tin đang làm gì? Anh trai đề nghị điều gì với Tin? + Nếu là Tin, em sẽ nói với anh trai thế nào và sẽ làm gì trong tình huống đó? - GV mời một nhóm thể hiện cách xử lí của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Sau đó GV mời thêm 1 - 2 nhóm có cách xử lí khác lên thể hiện. - GV tổ chức cho cả lớp trao đổi, thảo luận về những cách xử lí mà các nhóm vừa thể hiện: không đồng tình với hành động của anh trai Tin.
D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn về những việc làm để bảo quản đồ dùng gia đình. Mục tiêu: HS chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 6; trong mỗi nhóm, các em chia sẻ với nhau về những việc làm thể hiện bản thân đã biết hoặc chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình. - Mỗi nhóm lựa chọn một việc làm hoặc một mẹo hay để bảo quản đồ dùng gia đình. - GV gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, sơ kết hoạt động.
- GV chia sẻ một số mẹo hay, ví dụ: dùng chanh để rửa chén cốc sẽ giúp chúng trở nên sạch sẽ, không cần phải dùng đến hóa chất tẩy rửa…
Hoạt động 2: HS thực hành nhắc nhở người thân và các bạn luôn bảo quản đồ dùng gia đình. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Em đã thực hành bảo quản đồ dùng gia đình thông qua những hành động cụ thể nào? Em đã nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện như thế nào? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động củng cố, dặn dò - GV cho cả lớp đọc bài thơ Hằng ngày em bảo quản… - Gv nhắc HS có ý thức bảo quản đồ dùng gia đình. - GV kết luận, tổng kết bài học.
|
- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi
- Một số nhóm kể lại tình huống
- HS trả lời câu hỏi
- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
- HS làm việc nhóm
- HS suy nghĩ câu trả lời
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe và trả lời
- HS lắng nghe
- HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời
- HS nghe GV tổng kết hoạt động.
- HS trình bày trước lớp
- HS nghe GV chốt lại nội dung.
- HS bắt cặp đôi
- HS tiếp nhận câu hỏi
- HS suy nghĩ câu trả lời - HS đứng dậy báo cáo kết quả trước lớp - HS nghe GV nhận xét.
- HS thảo luận theo cặp đôi, kể lại tình huống.
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả. - HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống.
- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV - Các nhóm đưa ra cách xử lí.
- Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân.
- Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp.
- HS nghe và trả lời câu hỏi - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
- HS lắng nghe câu hỏi
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
- HS đọc bài thơ
- HS nghe GV tổng kết. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí