Soạn mới giáo án Đạo đức 2 Chân tời bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân

Soạn mới Giáo án Đạo đức 2 Chân tời sáng tạo Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 3: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân;

- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

  1. Năng lực

*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

* Năng lực riêng:

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách.

- Thực hiện được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân tùy theo tính chất, công dụng cùa đồ dùng đó.

- Đồng tình với thái độ, hành vi biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

  1. Phẩm chất: Trách nhiệm: Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đồ dùng cá nhân, phiếu học tập.
  4. Đối với học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Kể câu chuyện Nhà thiết kế thời trang theo tranh và trả lời

Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, kích hoạt kinh nghiệm của học sinh.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện hoàn chỉnh

- GV đặt câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với chiếc khăn của bạn Na?

+ Chiếc khăn đó như thế nào?

+ Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khăn để quàng không?

- GV quan sát các nhóm, hướng dẫn thảo luận.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na

Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS, giúp HS bước vào bài học mới thoải mái, tự tin hơn.

Cách tiến hành:

- GV gọi HS, yêu cầu nêu cảm nhận của mình về việc làm của bạn Na.

- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: Cha ông ta có câu “của bền tại người” ý muốn nói đến ý thức giữ gìn và bảo quản để đồ dùng cá nhân được tốt và dùng được lâu dài. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ý thức bảo quản đồ dùng cá nhân.

B. KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân?

Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/ không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở: Mỗi nhóm nhận một tranh và đều có các nhiệm vụ: quan sát tranh; xác định nội dung tranh; đánh giá việc làm của các bạn trong tranh; trình bày kết quả thảo luận.

- GV theo dõi các nhóm thảo luận và gọi HS trả lời.

+ Tranh 1: Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.

+ Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.

+ Tranh 3: Bạn nam làm gãy rời đồ chơi.

+ Tranh 4: Bạn nam đang bọc bìa cho sách vở của mình.

+ Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bào hiểm lên giá.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Đồng tình với việc làm của các bạn ở tranh 2, 4 và 5 vì các bạn đã biết bảo quản sách vở, đồ dùngcá nhân.

+ Không đồng tình với việc làm của bạn ở tranh 1 và 3 vì chưa biết giữ gìn cặp sách, đồ chơi.

- GV tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân

Mục tiêu: HS nêu được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

Cách tiến hành:

GV có thể chia lớp thành các nhóm 2 hoặc nhóm 4; mỗi nhóm đều có nhiệm vụ thảo luận để đề xuất, chia sẻ những việc cán làm nhằm bảo quản đồ dùng cá nhân một cách hiệu quả.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- Trên cơ sở ý kiến của các nhóm, GV sẽ tổng hợp và dẫn dắt để HS biết rằng:

· Việc bảo quản đồ dùngcá nhân trước hết phải bắt đấu từ ý thức của mỗi người.

· Mọi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau.

Sau đó, GV yêu cầu HS về nhà chuần bị cho tiết học tiếp tuần sau:

- Chuẩn bị giấy bọc sách, vở.

- Nhớ lại những việc đã làm để bảo quản một số đồ dùngcá nhân cụ thể như: đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước, cặp sách,...), đồ chơi, giày dép, trang phục.

Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần bảo quản đồ dùng cá nhân?

Mục tiêu: Giúp HS nêu được vì sao cần bảo quản đồ dùng cá nhân?

Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Vì sao chúng ta cần bảo quản đồ dùng cá nhân?

- GV gọi HS trả lời.

- GV khuyến khích HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân.. GV có thể đưa ra một số kết luận:

+ Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới bền, đẹp và sử dụng được lâu dài.

+ Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt, học tập cùa mình.

+ Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình.

- GV tổng kết bài học

Tiết 2

Trước khi bước vào tiết 2 cùa bài học (sau tiết 1 một tuần), GV cũng cần thực hiện hoạt động Khởi động bằng một hình thức nhẹ nhàng, phù hợp. Ví dụ: cho cả lớp hát/nghe bài hát Sách bút thán yêu ơi (Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo); sau đó nêu một số câu hỏi để vừa kết nối với nội dung đã học ở tuần trước, vừa tạo bước chuyển tiếp sang những nội dung mới của bài học.

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Nhận xét về việc làm của Cốm. Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?

Mục tiêu: HS biết nhận xét, bày tỏ thái độ trước việc không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đưa ra nhận xét về lời nói, việc làm của bạn Cốm.

- GV gợi ý câu hỏi:

+ Bạn Cốm đã làm việc gì?

+ Nếu em là Cốm, em sẽ làm gì?

- GV gọi HS trả lời

- GV nhận xét và sơ kết hoạt động: Ở tình huống này, bạn Cốm đã không biết giữ đồ chơi của mình, nếu hôm khác cần chơi ô tô sẽ không có ô tô để chơi.

Hoạt động 2:Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?

Mục tiêu: HS biết đồng tình với việc biết bảo quản đổ dùng cá nhân; không đồng tình với việc không biết bảo quản đồ dùngcá nhân.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu 3 bức tranh tương ứng 3 tình huống trong SGK :

Tranh 1: Bạn nam cất giữ cẩn thận quần áo ấm khi mùa đòng hết, dù có thể mùa đông năm sau, bạn không còn mặc vừa những quần áo này nữa.

Tranh 2: Bạn nam đang xé vở lấy giấy gấp đó chơi.

Tranh 3: Bạn nam đang lau chùi chiếc xe đạp của mình.

- GV đặt câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?

- GV gọi HS trả lời

- GV nhận xét và đặt thêm câu hỏi: Sang năm, nếu quần áo ấm của em không dùng nữa, em sẽ làm gì với số quần áo đó? Em có bao giờ xé vở lấy giấy gấp đồ chơi như bạn ở tranh 2 không?

- GV gọi HS chia sẻ suy nghĩ, GV kết luận vấn đề.

Hoạt động 3:Sắm vai Tin xử lí tình huống

Mục tiêu: HS biết cách xử lí trước một tình huống thể hiện chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

Cách tiến hành:

- GV giải thích tình huống, mời 2 HS lên đóng vai Tin và anh trai của Tin: Giày mới của Tin bị lấm bẩn, anh trai khuyên Tin nên vứt đi nhưng Tin lúng túng chưa tìm được cách giải quyết. Vậy nếu em là Tin, em sẽ xử lí như thế nào?

- GV theo dõi HS xử lí tình huống.

- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi, thảo luận về những cách xử lí mà các nhóm vừa thế hiện; sơ kết và hướng dẫn HS một số cách làm sạch giày có thể áp dụng tại nhà.

D. VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Tập bọc sách vở

Mục tiêu: Giúp HS biết cách bọc và giữ sách vở sạch đẹp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ sách, vở, giấy bọc.

- GV làm mẫu và gọi 1-2 HS lên bảng thực hành

.

- GV tổ chức cuộc thi giữa các tổ: tổ nào bọc nhanh, đẹp nhất sẽ được khen thưởng.

Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

Mục tiêu: Giúp HS nâng cao ý thức bảo quản đồ dùng cá nhân.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chia sẻ theo cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV khen ngợi các HS biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân tốt.

Hoạt động 3: Thực hiện nhắc nhở bạn bè và người thân cùng bảo quản đồ dùng cá nhân tốt

Mục tiêu: Giúp HS biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tìm những câu danh ngôn, tục ngữ nói về cách bảo quản đồ dùng tốt.

- GV yêu cầu HS thường xuyên thực hành, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân.

- GV kết luận, tổng kết bài học. GV cho cả lớp đọc bài thơ, nhắc nhở ý thức qua bài thơ:

Luôn nâng niu bảo quản

Mọi đồ dùng cá nhân

Bên nhau ta gắn bó

Như những người bạn thân

- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi

- Một số nhóm kể lại tình huống

- HS trả lời câu hỏi

- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe và nhận xét.

- HS làm việc nhóm

- HS suy nghĩ câu trả lời

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe GV trình bày.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS lắng nghe

- HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời

- HS nghe GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe câu hỏi

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS trình bày trước lớp

- HS nghe GV chốt lại nội dung.

- HS lắng nghe và hát theo bài.

- HS tiếp nhận câu hỏi

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS nghe GV nhận xét.

-

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân.

- HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống.

- Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống.

- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV

- Các nhóm đưa ra cách xử lí.

- HS chuẩn bị đồ dùng thực hành.

- Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân.

- Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe GV tổng kết.

- HS tìm tòi

- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

- HS nghe GV tổng kết.

Soạn mới giáo án Đạo đức 2 Chân tời bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 450k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 500k/cả năm - Powerpoint 650k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Đạo đức 2 chân trời sáng tạo, soạn giáo án Đạo đức 2 mới CTST bài Bảo quản đồ dùng cá nhân , giáo án soạn mới Đạo đức 2 ctst

Soạn mới giáo án đạo đức 2 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay