Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm thuỷ quyền.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm. – Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Vẽ được sơ đồ; phân tích được bản đồ và hình vẽ về thuỷ quyền.
- Năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học, năng lwjc giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
-Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về thuỷ quyền nói chung và nước ngọt nói riêng với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “THỬ TÀI HIỂU BIẾT”
Câu đố 1:
Đã đi là chỉ về xuôi
Dẫu trăm ngả vẫn một nơi hội cùng
Lúc thì giận dữ điên khùng
Khi thì hiền dịu, ung dung dịu dàng
Là gì ?
Câu 2:
Sông gì có cảng nhà Rồng
Giữa lòng thành phố anh hùng nguy nga?
Câu 3:
Hồ nào soi bóng đồi thông
Gió mùa xuân đượm thương vùng trời xanh?
Câu 4:
Sông gì tên một loài hoa
Ngàn năm đỏ sắc phù sa sớm chiều?
GV chia thành 2 đội chơi và phổ biến thể lệ: Sau khi GV đọc câu đố, nhóm nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất thì đội đó giành chiến thắng. Sau 1 phút không trả lời được sẽ giành quyền tar lời cho đội còn lại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các đội chơi lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức trò chơi:
Đáp án
Câu 1: Sông
Câu 2: Sông Sài Gòn
Câu 3: Hồ Xuân Hương
Câu 4: Sông Hồng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Nước là vật chất tiền quyết để sự sống phát sinh và phát triển. Nước trên Trái Đất tồn tại dưới những dạng nào và có ở những dầu?
Chúng ta cùng tìm hiều Bài 11: Thuỷ quyển, nước trên lục địa.
Hoạt động 1: Khái niệm thuỷ quyển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK và trả lời câu hỏi: · Thuỷ quyển là gì? · Thành phần của thuỷ quyển? · Vai trò của các bộ phận thuỷ quyển? · Vai trò của thuỷ quyển đối với đời sống con người? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Mỗi bộ phận của thuỷ quyền đều có vai trò quan trọng. Nước trong đại dương và nước băng tuyết giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, mở rộng: Thuỷ quyển là lớp nước tồn tại và phát triển trong vỏ địa lí. Lớp nước này có khối lượng rất lớn và phân bố rộng trong không gian. Nước có thể xâm nhập đến giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển, tồn tại trong các lớp trên của thạch quyển, nhưng tập trung chủ yếu ngay trên bề mặt của Trái Đất. Do đó, từ thuỷ quyền thường dùng để chỉ phần nước này. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm thuỷ quyển - Thuỷ quyền là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khi quyền và cả trong cơ thể sinh vật. |
--------------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác