Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
1.Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
* Năng lực chung:
* Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Là học sinh lớp 7, em đã và đang gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống?
(Gợi ý: kiến thức khó, nhiều bài tập về nhà, mâu thuẫn với bạn bè,...)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia đội chơi trò chơi, các bạn khác ở dưới cổ vũ nhiệt tình cho hai đội.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kiểm tra đáp án, tuyên bố đội dành chiến thắng.
- GV dẫn dắt HS: Trong cuộc sống có những khó khăn mà chúng ta không lường trước được, không biết nó đến từ đâu và sẽ giải quyết như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những khó khăn mà chúng ta thường xuyên gặp phải thông qua bài học – Vượt qua khó khăn.
Hoạt động 1. Khó khăn của em.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV mời đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm chủ để thảo luận: + Khó khăn trong học tập. + Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mę. + Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè. + Khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể. + Ngoải nội dung ghi trên lá thăm bốc được thì mỗi nhóm đều phải thào luận thêm nội dung “Các khó khăn khác”: · Vấn đề em gặp khó khăn. · Ảnh hưởng của khó khăn đó đên bản thân em. · Cách em vượt qua khó khăn. - Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày. Lưu ý: + GV cũng có thế tổ chức hoạt động này như sau: Cho HS làm việc cá nhân với nhiệm vụ “Chia sẻ khó khăn mà em đã đang gặp phải” trong vòng 5 phút và viết ra giấy. + Gợi ý: · Khó khăn đó là gì? · Khó khăn đó ảnh hưởng đến em như thế nào? · Em đã/đang cố gắng vượt qua khó khăn đó bằng cách nào? - GV thu những mảnh giấy lại, trộn đều lên và mời một số bạn lên bốc mẩu giấy bất kì và đọc nội dung được ghi trong đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận: Trong cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn khác nhau. Với lứa tuổi HS, có thể kể đến một số khó khăn như: khó khăn trong học tập; khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ; khó khăn trong giao tiếp với bạn bè; khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể và một số khó khăn khác. | 1. Khó khăn của em - HS tiến hành hoạt động theo hướng dẫn của GV. Gợi ý: + Khó khăn trong học tập: kiến thức khó, nhiều bài tập về nhà, không hiểu nội dung bài học,… + Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mę: không biết cách bày tỏ mong muốn, nguyện vọng với thầy cô, cha mẹ,… + Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè: bất đồng quan điểm, thường xuyên xảy ra tranh chấp, cãi vã,… + Khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể: nói lắp khi đứng trước đám đông, sợ đến những nơi đông người,… |
-----------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác