Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
1.Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
* Năng lực chung:
* Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết nhất?”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV chia lớp hành các đội chơi, mỗi đội khoảng 4 – 5 HS. GV nêu yêu cầu các đội chơi cùng nhau viết tên những nghề nghiệp mà các biết lên khổ giấy A4 chung của đội, khuyến khích các đội vẽ thêm hình minh họa về nghề nghiệp đó cho sáng tạo. Trong thời gian 4 phút, đội nào viết và vẽ được nhiều nghề nghiệp nhất sẽ được tuyên dương.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá thái độ của HS khi tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số nghề ở địa phương. Chắc chắn rằng, các em đã có cho mình những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và ước muốn được trở thành rồi đúng không nào? Để nắm rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng nhau đi khám phá trong bài học ngày hôm nay – Em phù hợp với nghề nào?
Hoạt động 1. Yêu cầu của nghề nghiệp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu cơ bản của một số nghề nghiệp thông qua hoạt động nối/ghép Hộp xúc xắc nghê nghiệp (như hình vẽ minh họa trong SGK trang 75): + GV phát cho mỗi nhóm một khối lập phương và một bộ thẻ hình tam giác có kích cỡ tương ứng các mặt của khối để khi chép lại thì 2 tam giác tạo thành 1 hình vuông trùng khít 1 mặt của khối lập phương (GV đã chuẩn bị sẵn trước giờ học). + Các nhóm thảo luận để ghép các mặt tam giác (một nửa số mặt tam giác ghi tên nghề, nửa kia ghi yêu cầu của nghề) thành một hình vuông hoàn chỉnh và dán vào 6 mặt của hộp xúc xắc. + Các nhóm so sánh kết quả làm việc với nhau + GV hướng dẫn HS tự phân loại các yêu cầu nghề nghiệp theo 2 nhóm: các phẩm chất và các năng lực. + GV lấy ví dụ về phẩm chất, năng lực để HS hiểu rõ hơn: · Các phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, nhanh nhẹn,… · Các năng lực: tính toán, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp,… - GV gợi ý cho HS câu hỏi thảo luận chung: + Nghề nào trong số các nghề trên hộp xúc xắc hiện đang có ở địa phương? + Nếu được chọn, em thích làm nghề nào nhất? Vì sao? + Em có nhận xét gì về các nghề đã tìm hiểu? Bước 2, 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động sau khi thảo luận, phân loại. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV khen thưởng các nhóm có kết quả đúng và nhanh nhất. - GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận: Mỗi một nghề nghiệp quanh ta đều có những yêu cầu nhất định đối với người làm nghề đó, đòi hỏi người làm nghề phải thường xuyên rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu. | 1. Yêu cầu của nghề nghiệp - Một số yêu cầu cơ bản của một sô nghề: + Giáo viên: kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em. + Điều dưỡng: có khả năng chăm sóc người khác. + Nghề nông: hiểu biết về thiên nhiên, cần cù. + Thợ cơ khí: hiểu biết về máy móc. + Kế toán, bán hàng: khả năng tính toán tốt, tỉ mỉ, cẩn thận. - Một số yêu cầu về phẩm chất vầ năng lực của các nghề: + Các phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, nhanh nhẹn,… + Các năng lực: tính toán, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp,…
|
----------------------Còn tiếp----------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác