Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 KNTT bài Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

BÀI 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, giải quyết những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong đời sống thường ngày; thực hiện và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được các quan điểm, các hành vi, xử lí được các tình huống đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.81.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số việc làm thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể một số việc làm thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. Theo em, học sinh có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2  HS trả lời câu hỏi:

+ Một số việc làm thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân:

  • Người dân tham gia đóng góp ý kiến về việc quy hoạch, xây dựng các công trình nông thôn mới.
  • Người dân tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện các quy định pháp luật. Ví dụ: đóng góp ý kiến dự thảo “Luật đất đai (sửa đổi); dự thảo sửa đổi Hiến pháp,…

+ Học sinh có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Vì, theo quy định của pháp luật: mọi công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền chính trị quan trọng của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Mỗi công dân thực hiện tốt quyền này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện quyền làm chủ, góp phần xây dựng Nhà nước vững mạnh, xã hội ổn định và phát triển.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.82-83 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin, trường hợp trong SHS tr.82.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:

Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào? Theo em, những việc làm đó có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân và với xã hội?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, công dân có các quyền gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Em hãy nêu một số ví dụ về việc thực hiện tốt các quyền đó trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.82 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

1/

+ Trường hợp 3: Thôn X đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về các biện pháp xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong đó, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong cuộc họp của thôn.

+ Trường hợp 4: A đã chủ động tìm hiểu thông tin, phổ biến lại cho các bạn trong lớp, người thân trong gia đình và gửi thư đề xuất một số kiến nghị và mong muốn đối với “Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” khi cơ quan nhà nước tổ chức lấy ý kiến để góp phần bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như các trẻ em khác khi sử dụng internet.

+ Những việc làm của các chủ thể trong những trường hợp trên đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân đối với Nhà nước và xã hội. Là cơ sở để động viên sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội vào tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; góp phần phát triển đất nước.

2/ Ví dụ: Người dân gửi đơn thư tố cáo tới cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi tham ô, tham nhũng; tích cực tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;….

- GV mời HS nêu quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

Công dân tham gia bầu cử

Chất vấn đại biểu Quốc hội

Cuộc họp tổ dân phố

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

a. Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Công dân có các quyền trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như: quyền bình đẳng; quyền bầu cử đại biểu, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật;.... Các quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc to các thông tin, trường hợp SHS tr.83.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 3  đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

+ Nhóm 2: Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 4 đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt những nghĩa vụ đó trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.83 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi:

1/

+ Trường hợp 3: K đã gửi thư góp ý đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật khi đề xuất một số biện pháp khắc phục thực trạng diện tích khu vui chơi, sinh hoạt thể dục thể thao dành cho trẻ em ở địa phương ngày càng thu hẹp, một số trẻ em đã tìm đến những hình thức giải trí không lành mạnh, sa vào tệ nạn xã hội

+ Trường hợp 4: Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nội quy của trường học, để xuất một số phương án giải quyết, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông ở đoạn đường đi qua cổng trường gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương.

+ Những việc làm của các chủ thể trong những trường hợp trên đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân đối với Nhà nước và xã hội. Từ đó, xây dựng một xã hội có tổ chức, ổn định, góp phần phát triển đất nước.

2/ Ví dụ: Công dân gửi đơn khiếu nại về hoạt động của cán bộ, cơ quan nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; công dân phản ánh, kiến nghị tới cơ quan nhà nước bằng những cách thức được pháp luật quy định (như gửi thư tới cá nhân, cơ quan có thẩm quyền), không được lợi dụng các hoạt động này để gây rối, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội...

- GV mời HS nêu nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Công dân có nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích của người khác; tôn trọng lợi ích của dân tộc; trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng;...

Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  1. Mục tiêu: HS nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.57 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.84 và trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

2/ Theo em, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ gây nên những hậu quả nào cho người bị vi phạm, người vi phạm, Nhà nước và xã hội?

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.84, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

1/ + Thông tin 1, 2: xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

+ Trường hợp 3: hành vi vi phạm của H đã khiến các đoàn viên khác trong lớp mất quyền bày tỏ ý kiến đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn, đồng thời khiến H bị Bí thư Đoàn trường phê bình.

+ Trường hợp 4: lãng phí ngân sách nhà nước; mất đoàn kết nội bộ; gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội; giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước.

2/ Phần kết luận SHS.

3/ Trường hợp vi phạm: theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã phải công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách công khai, minh bạch, rõ ràng cho nhân dân theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, ông T là Chủ tịch UBND xã X lại không thực hiện việc công khai báo cáo ngân sách xã. Khi anh M (là người dân xã X) thắc mắc, yêu cầu ông T công khai về tình hình sử dụng ngân sách xã, ông T đã từ chối, đồng thời ông T lợi dụng chức vụ của mình để gây sức ép, khiến anh M gặp nhiều khó khăn trong công việc.

-> Bài học: cần nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Đối với xã hội: ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; xâm phạm trật tự quản lí hành chính;...

- Đối với cá nhân: cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân; gây tổn thất về sức khỏe, tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính, công việc;..

- Người vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay