Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 KNTT bài Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong một số tình huống đơn giản.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, giải quyết những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được các quan điểm, các hành vi, xử lí được các tình huống đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế, thông tin,… liên quan tới bài học.
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thử tài sắp xếp”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.123.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trò chơi “Thử tài sắp xếp”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm), tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thử tài sắp xếp”, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Mỗi nhóm là một đội, trong thời gian 5 phút hãy xác định các hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Sau đó hãy sắp xếp các hành vi vào 2 bảng A, B sao cho đúng. Hết thời gian quy định, đội nào sắp xếp được nhiều hành vi đúng và nhanh hơn thì thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, viết câu trả lời vào giấy/bảng phụ.

- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV kiểm tra đáp án của các nhóm.

- GV có thể đặt câu hỏi và gọi ngẫu nhiên HS trả lời: Giải thích vì sao lại sắp xếp hành vi này là hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.123

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

Em hãy chia sẻ một hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín mà em đã gặp hoặc nghe kể lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Một bạn trong lớp tự ý xem tin nhắn trong điện thoại của bạn cùng bàn.

+ Bố mẹ tự ý xem nhật kí của con.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và mọi người tôn trọng, được pháp luật bảo vệ. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.123, 124 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.123, 124 và trả lời các câu hỏi:

1/ Các chủ thể trong trường hợp 4 và 5 đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong đời sống hằng ngày. Theo em, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có ý nghĩa gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi:

1/ Trường hợp 4, chị N đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc tự ý bóc mở thư của người khác xem là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm bí mật riêng tư của người khác, do đó chị M từ chối đề nghị của các đồng nghiệp và liên hệ với nhân viên bưu chính để trả lại bức thư là đúng.

Trường hợp 5, X đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc X không tự ý mở xem nội dung các tin nhắn khác trong điện thoại tôn trọng quyền riêng tư của chị gái.

2/ Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong đời sống hằng ngày: bố mẹ không tự ý kiểm tra điện thoại của con; trẻ em không tự ý lấy điện thoại người lớn chơi; không tự ý bóc thư người khác xem; từ chối khi được bạn bè rủ xem trộm điện thoại của người khác;...

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là cơ sở pháp lí để ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, hạn chế các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Quyền này cũng đảm bảo sự riêng tư, an toàn trong việc tìm kiếm, sử dụng, trao đổi thông tin của mỗi công dân, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- GV mời HS nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị nghiêm cấm. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo trình tự,

thủ tục mà pháp luật quy định.

          HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC

BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

Hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn

và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Tự ý lấy điện thoại người khác

để nhắn tin

Nghe lén người khác nói chuyện

điện thoại

Nhìn lén tin nhắn của người khác

Đọc trộm nhật kí của con

- Video về việc bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại: (lấy từ 3p00 đến 6p42s)

https://youtu.be/8N2Poa5AxZ0?si=c2i2M6iQrv96R4SC

- Video những trường hợp công an được quyền thu giữ, kiểm tra điện thoại người dân: (lấy từ đầu đến 6p48s)

https://youtu.be/u1LOVXKEf_M?si=pxe6UA3G15pe5E2q

Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

  1. Mục tiêu: HS nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.124, 125 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.124, 125 và thảo luận cặp đôi (đối với câu hỏi 2), làm việc cá nhân (đối với câu hỏi 1 và 3) để trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

2/ Theo em, ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong các thông tin, trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh họa.

3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- GV cung cấp thêm video hậu quả của hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

1/ Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí (phạt tiền, cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ) và các hậu quả khác như: gây ảnh hưởng đến tính mạng (tự sát), ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Trường hợp 2, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (cụ thể là việc thợ sửa điện thoại chia sẻ hình ảnh, clip riêng tư trong điện thoại của K cho bạn bè cùng xem và bị một số người đăng tải lên mạng xã hội) đã khiến K bị nhiều người chê cười, công kích. K rất xấu hổ và không muốn giao tiếp với bất kì ai.

Trường hợp 3, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (cụ thể là việc T làm thất lạc bức thư của nhân viên Q nhưng im lặng không nói cho Q biết) đã khiến Q chậm trễ trong việc giải quyết công việc và chịu thiệt hại lớn về kinh tế.

2/ Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính; dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội,...

Ví dụ: Việc xem trộm điện thoại của người khác có thể dẫn đến mâu thuẫn, cãi nhau, đánh nhau, thậm chí giết người, gây rối loạn an ninh trật tự,…

3/ Trường hợp vi phạm: K mượn điện thoại của S để gọi cho một người bạn. Trong lúc S không để ý, K đã tự ý đọc một số tin nhắn của S trong điện thoại.

Bài học: Nhận thức được hành vi của K đã xâm phạm đời sống riêng tư của S à không làm theo, tôn trọng bí mật điện thoại của người khác, nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật.

- GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;...

Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay