Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS xem video vụ án vi phạm quyền tự do ngôn luận và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.129.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Nhiệm vụ 1: Xem video vụ án vi phạm quyền tự do ngôn luận và nhận xét
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: (từ đầu đến 3p08s)
https://youtu.be/2-ad6V2payM?si=ETKnyJTwMWXYcxM5
- Sau khi xem video, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những hành vi trái pháp luật nào? Hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những hành vi trái pháp luật sau: Tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn những nội dung bịa đặt, thông tin chưa được kiểm chứng, đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật cá nhân. xúc phạm uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức.
+ Hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng đã dẫn đến hậu quả là bà Nguyễn Phương Hằng đã bị xét xử và xử phạt 3 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bản án của bà Nguyễn Phương Hằng là một bài học đắt giá về quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.129
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
Em hiểu như thế nào là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ và trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Quyền tự do ngôn luận: Công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Quyền tự do báo chí: Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Quyền tự do tiếp cận thông tin: Công dân được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là một trong những quyền tự do cơ bản của con người, góp phần đảm bảo cho công dân có những điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc quản lí nhà nước và xã hội, đồng thời phát triển bản thân một cách toàn diện. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.129 – 132 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.129, 130 để trả lời câu hỏi: 1/ Các chủ thể trong trường hợp 4, 5 và 6 đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như thế nào? 2/ Theo em, công dân có những quyền gì về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền này trong cuộc sống. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV cung cấp thêm video liên quan đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 4, ông T đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc viết bài bày tỏ sự ủng hộ và đưa ra những phân tích, đánh giá tích cực về vai trò, nội dung của Hiến pháp, góp phần tuyên truyền, phổ biến những quy định của Hiến pháp đến với mọi công dân. Trường hợp 5, các nhà báo đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc đến Trường Trung học phổ thông A phỏng vấn các thầy cô và HS để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này. Trường hợp 6, P đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc chủ động tìm kiếm tài liệu ôn tập và liên hệ trực tiếp với cán bộ của Trường Đại học K để được cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục liên quan nhằm đảm bảo việc tham gia kì thi sẽ diễn ra thuận lợi, có kết quả tốt. 2/ Công dân có các quyền về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như: được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí; được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống; được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin,... Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong cuộc sống: HS chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho học tập trên mạng internet, HS viết bài chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt đăng lên mạng xã hội; HS viết bài, quay các clip quảng bá du lịch, ẩm thực địa phương đăng lên mạng,... - GV mời HS nêu quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin a. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật: được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điềm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hỏi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí; được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống; được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin,... |
Video về quyền tiếp cận thông tin của công dân: (từ 1p11s đến 3p17s) | |
Nhiệm vụ 2: Nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.130 – 132, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: 1/ Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như thế nào? 2/ Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 3, anh D đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc luôn tuân thủ đạo đức của người làm báo, thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật có liên quan, thu thập, xác minh thông tin chính xác để cung cấp cho độc giả những nội dung bổ ích, phản ánh trung thực, khách quan tình hình đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong quá trình làm việc. Trường hợp 4, lớp trưởng V đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tìm hiểu, xác minh các thông tin có căn cứ rõ ràng để đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi chía sẻ lại cho các bạn học trong lớp. 2/ Ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin: công dân không viết bài có nội dung tiêu cực, chống phá chính quyền đăng tải trên các trang mạng xã hội; công dân không thực hiện các hành vi xâm nhập trái phép để thu thập thông tin mật của các cơ quan nhà nước; không tiếp cận những thông tin có nội dung tiêu cực, phản động, chống phá Nhà nước; không tiếp cận trái phép những thông tín riêng tư của người khác,... - GV mời HS nêu nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà mình cung cấp, thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới; không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp; không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; không lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí để xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân,... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.132, 133 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.132, 133 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: 1/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. 2/ Theo em, ngoài những hậu quả đã được đề cập trong các thông tin, trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh hoạ. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV cung cấp thêm video liên quan đến hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí (xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ) và hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả khiến mọi người hiểu nhầm, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và có thể khiến người vi phạm bị xử phạt theo quy định pháp luật về hành vi đăng tải thông tin có nội dung sai lệch lên mạng xã hội. Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây chậm trễ công việc và gây thiệt hại kinh tế cho người khác của hành vi cung cấp sai thông tin. 2/ Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin còn gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước; ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín của công dân,... - GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. - GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín, công việc của công dân,... Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. |
Video cảnh giác luận điệu xuyên tạc “Việt Nam không có tự do báo chí” (từ đầu đến 5p06s) https://youtu.be/dm3GewTHbBw?si=YKmAJM4o9lcPYI7H Video giới hạn tự do ngôn luận trên mạng: (từ đầu đến 9p40s) |
Hoạt động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.133, 134 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác