Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 KNTT bài Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, giải quyết những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong đời sống thường ngày; thực hiện và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được các quan điểm, các hành vi, xử lí được các tình huống đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế, thông tin,… liên quan tới bài học.
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

- Tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.102.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ và trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân. Công dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng,…

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc được Hiến pháp và pháp luật quy định và là quyền cao quý của công dân. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.103 – 105 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.103 và trả lời các câu hỏi:

1/ Các chủ thể trong thông tin 3 và trường hợp 4 đã thực hiện quyền bảo vệ Tổ quốc của công dân như thế nào?

2/ Theo em, công dân có quyền gì về bảo vệ Tổ quốc? Nêu ví dụ minh họa việc thực hiện tốt các quyền đó trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

1/ Thông tin 3, hơn 4 300 công dân Hà Nội đã thực hiện quyền bảo vệ Tổ quốc của mình bằng việc lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.

Trường hợp 4, chị V thực hiện quyền bảo vệ Tổ quốc của mình bằng việc nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.

2/ Công dân có các quyền về bảo vệ Tổ quốc như: tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc; kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia;...

Ví dụ: Người dân báo cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia; thanh niên chủ động đăng kí tham gia lực lượng dân quân tự vệ;…

- GV mời HS nêu quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

a. Quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bảo vệ Tổ quốc là quyền cao quý của mỗi công dân. Công dân có quyền tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật, có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo

vệ Tổ quốc; có quyền bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc; có quyền kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia;...

Nhiệm vụ 2: Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.104, 105 và trả lời các câu hỏi:

1/ Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân như thế nào?

2/ Theo em, công dân có nghĩa vụ gì về bảo vệ Tổ quốc? Nêu ví dụ minh họa việc thực hiện tốt các nghĩa vụ đó trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

1/ Trong trường hợp 2, ông Q đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng việc chủ động theo dõi, đánh dấu vị trí và trình báo kịp thời hành vi chôn giấu vũ khí của nhóm người khả nghi với các cán bộ biên phòng trên địa bàn.

Trong trường hợp 3, người dân trên địa bàn tỉnh A đã thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng cách chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện và phối hợp với lực lượng chức năng đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, bảo vệ sự bình yên của đất nước.

2/ Công dân có các nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc như: tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ quân sự; tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc;...

Ví dụ: Người dân chấp hành quyết định trưng dụng đất vì mục đích quốc phòng của Nhà nước; thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo quyết định của cơ quan chức năng;...

- GV mời HS nêu nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Công dân có nghĩa vụ tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự; tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc;...

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

  1. Mục tiêu: HS nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.105, 106 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.105, 106 và làm việc cá nhân (đối với câu hỏi 3), thảo luận cặp đôi (đối với câu hỏi 1 và 2) để trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

2/ Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Theo em, các hành vi đó sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV cung cấp thêm video về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

1/ Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí đối với người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc: có thể bị phạt tù, tử hình.

Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả pháp lí nếu công dân thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Công dân sẽ không được nhập ngũ.

Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thiệt hại về người và tài sản của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

2/ Một số hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lí, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng kí nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; ngăn cấm không cho người khác đi khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự; quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự khi không được sự cho phép của cấp có thẩm quyền;...

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội và đất nước như: gây rối loạn an ninh trật tự xã hội, bất ổn về chính trị; gây tổn thất về người và của; chia rẽ sự đoàn kết dân tộc; cản trở sự phát triển của đất nước, thậm chí có thể khiến đất nước suy vong;... Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lí với các mức tương ứng như: cảnh cáo, kỉ luật, phạt hành chính, phạt tù hoặc cao nhất là tử hình.

- GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. Đối với xã hội: gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây khủng hoảng chính trị; cản trở sự phát triển của đất nước;... Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của công dân; gây tổn thất về sức khoẻ, tính mạng, tiền bạc của công dân;...

Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc, giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay