Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
BÀI 5. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
(5 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.29 và trả lời câu hỏi, đưa ra chia sẻ, hiểu biết của bản thân về các hoạt động đó.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến ngày hội hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh và yêu cầu HS đọc thông tin phần Mở đầu trong SHS tr.29 để trả lời câu hỏi:
Thông tin trên phản ánh vấn đề gì? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Ngày hội tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại trường Trung học phổ thông NT phản ánh về hoạt động hướng nghiệp đối với các em học sinh.
+ Hiểu biết thêm: Hướng nghiệp nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân. Đồng thời, hướng nghiệp còn giúp các cá nhân hiểu hơn về khả năng của bản thân mình và có góc nhìn sâu rộng về ngành nghề trên thị trường.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lao động – việc làm là nhu cầu cơ bản của con người vì tạo ra của cải vật chất và sự phát triển toàn diện cho mỗi con người. Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, việc tạo ra hệ thống thông tin thị trường lao động và thị trường việc làm có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và người lao động.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Thị trường lao động và việc làm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lao động và thị trường lao động
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.30 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm lao động và thị trường lao động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm lao động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc trường hợp 1, 2 trong SHS tr.30. - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Ở thông tin 1, hoạt động của bác A nhằm mục đích gì? + Nhóm 3, 4: Lao động có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế? + Nhóm 5, 6: Trong thông báo tuyển dụng, các công ty đưa ra mức lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động nhằm mục đích gì? - GV hướng dẫn HS rút ra kết, trả lời câu hỏi: Em hiểu lao động là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc trường hợp 1, 2 SHS tr.30, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm lao động theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: Gợi ý đáp án: + Hoạt động của bác A nhằm tạo ra các sản phẩm tranh thêu, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước; đồng thời cũng đem lại nguồn thu nhập để bác A trang trải cuộc sống. + Trong thông báo tuyển dụng, các công ty đưa ra mức lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động nhằm mục đích: thu hút, tuyển dụng được những lao động có tay nghề cao, phù hợp với yêu cầu công việc. - GV rút ra kết luận về khái niệm lao động. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Khái niệm thị trường lao động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn: Lao động là nhu cầu của con người, là nguồn gốc tạo ra mọi của cải trong xã hội. Sức lao động là yếu tố không thể thiếu được của mọi hoạt động sản xuất và được mua bán trên thị trường, từ đó hình thành nên thị trường lao động. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin 1, 2 trong SHS tr.31 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Qua thông tin 1, em hãy nhận xét tình hình cung — cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021. + Nhóm 3, 4: Từ thông tin 2, em hãy xác định các chủ thể tham gia hoạt động tuyển dụng. Các yếu tố cần có trong hoạt động tuyển dụng là gì? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm thị trường lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp 1, 2 SHS tr.31, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm thị trường lao động theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: + Thông tin 1: Trong năm 2021, thị trường Việt Nam có sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động: nguồn cung lao động > nhu cầu tuyển dụng việc làm. => Sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động này đã dẫn tới việc: 3,2% lực lượng lao động trong độ tuổi bị thất nghiệp và 3,1% người lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. + Thông tin 2: Những chủ thể tham gia vào hoạt động tuyển dụng là: Người lao động làm thuê, Người sử dụng sức lao động. - Các yếu tố cần có trong hoạt động tuyển dụng là: Nguồn cung (bao gồm cả: nguồn cung lao động và nguồn cung việc làm), Nguồn cầu (bao gồm cả: nhu cầu làm việc và nhu cầu tuyển dụng), Giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương, chế độ đãi ngộ,…). - GV rút ra kết luận về khái niệm thị trường lao động. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tìm hiểu khái niệm lao động và thị trường lao động a. Khái niệm lao động - Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. - Trong hoạt động sản xuất: + Lao động là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác. + Lực lượng lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. - Khái niệm người lao động: là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
b. Khái niệm thị trường lao động - Khái niệm thị trường lao động: + Là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động. + Thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. - Thị trường lao động: + Được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. + Có thể hoạt động hiệu quả khi các quyền tự do mua bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm việc làm và thị trường việc làm
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SHS tr.32 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm việc làm và thị trường việc làm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin trường hợp 1, 2 SHS tr.32 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Công việc của anh M và mẹ anh có ý nghĩa thế nào đối với gia đình? + Nhóm 3, 4: Các chủ thể tham gia các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích gì ? + Nhóm 5, 6: Các phiên giao dịch việc làm có tác dụng như thế nào? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là việc làm, thị trường việc làm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.32, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm việc làm và thị trường việc làm theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Công việc của anh M và mẹ anh tạo thu nhập nuôi sống các cá nhân và cả gia đình anh M. 2/ Tại các hội chợ, phiên giao dịch việc làm + Người lao động có mục đích tìm được việc làm. + Người sử dụng lao động có mục đích tìm được người lao động phù hợp. 3/ Các phiên giao dịch việc làm: + Giúp người lao động tìm được việc làm, người tuyển dụng tìm được người lao động phù hợp; + Góp phần tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, cung cấp lực lượng lao động cho nền kinh tế,... - GV rút ra kết luận về khái niệm việc làm và thị trường việc làm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu khái niệm việc làm và thị trường việc làm - Khái niệm việc làm: + Là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống. + Có nhiều việc khác nhau: việc làm chính thức (toàn thời gian) hay việc làm không chính thức (bán thời gian). - Khái niệm thị trường việc làm: + Là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hoá việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định. + Kết nối cung – cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm, các trung tâm môi giới,...
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SHS tr.32-33 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin SHS tr.32-33 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Qua thông tin 1, em thấy sự lệch pha về cung-cầu lao động tại tỉnh C thể hiện như thế nào? Điều này có tác động gì đến nền kinh tế? + Nhóm 2: Thông tin 2 cho thấy thị trường việc làm có vai trò kết nối cung - cầu, giúp thị trường lao động nước ta phát triển như thế nào? - GV rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.32-33, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi: Thông tin 1: Sự lệch pha về cung - cầu lao động tại tỉnh C: + Các ngành kĩ sư, sửa chữa, máy tính, du lịch, công nghệ, kĩ thuật… có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng đang thiếu hụt nguồn cung lao động. + Các ngành hành chính, ngân hàng… có nhu cầu tuyển dụng ít, nhưng lại dư thừa nguồn cung lao động. + Tác động: sự lệch pha giữa cung và cầu về lao động đã giảm đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, dẫn đến mất cân đối cung-cầu và gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Thông tin 2: thị trường việc làm có vai trò kết nối cung - cầu đã: + Tổ chức gần 6.000 phiên giao dịch việc làm, giới thiệu và cung ứng gần 5 triệu lượt người, 68,5% trong số đó có kết nối việc làm thành công. + Góp phần giải quyết trên 8 triệu việc làm trên phạm vi cả nước. + Giúp thị trường lao động Việt Nam có sự chuyển biến tích cực. - GV rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm - Mối quan hệ: thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động: + Giúp người lao động tìm được chỗ làm phù hợp người sử dụng lao động tìm được người thích hợp, + Giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng cung – cầu lao động.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác