Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4. THẤT NGHIỆP
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.22 và trả lời câu hỏi, đưa ra suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SHS tr.22 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở trường hợp trên, anh A và người lao động của doanh nghiệp X đang gặp phải vấn đề gì ? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Ở trường hợp trên, ông A và người lao động của doanh nghiệp X đang trong tình trạng thất nghiệp.
Chia sẻ suy nghĩ:
+ Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
+ Tình trạng thất nghiệp xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thất nghiệp là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Do vậy, giảm tỉ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Thất nghiệp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát biểu đồ trong SHS tr.16-17 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm thất nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn: Trong nền sản xuất, lực lượng lao động gồm những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1 trong SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Trong gia đình anh M, ai là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được? Ai là người tự nguyện thất nghiệp? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm thất nghiệp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm thất nghiệp theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Trong gia đình anh M: + Anh M và bố của anh là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm. + Vợ anh M là người tự nguyện thất nghiệp (biểu hiện: vợ anh M đã xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh, nhưng do mức lương thấp và không đúng với chuyên môn của mình, nên vợ anh M không muốn đi làm). - GV rút ra kết luận về khái niệm thất nghiệp. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Các loại hình thất nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1 trong SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Trong gia đình anh M, ai là người thất nghiệp tự nguyện, ai là người thất nghiệp không tự nguyện? - GV cho HS đọc trường hợp sau để hiểu rõ hơn về thất nghiệp tự nhiên: Do công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo nên anh M xin thôi việc ở công ty, còn người bạn thân của anh là V mới chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sinh sống nên chưa xin được việc làm mới. Cả hai đều dạng thất nghiệp tạm thời. - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Các trường hợp trên cho thấy thất nghiệp tự nhiên bao gồm những dạng thất nghiệp nào? + Nhóm 2: Những dạng thất nghiệp này có diễn ra thường xuyên, phổ biến trong đời sống xã hội không? Theo em, còn có những loại thất nghiệp nào khác? - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc trường hợp 2 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Tình hình thất nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi nền kinh tế phục hồi hay suy thoái? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các loại hình thất nghiệp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm đôi, đọc trường hợp 2 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi - HS rút ra kết luận về các loại hình thất nghiệp theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi: + Trường hợp 1: Trong gia đình anh M, vợ anh là người thất nghiệp tự nguyện; anh M và bố anh thất nghiệp không tự nguyện. + Trường hợp 2: ● Khi kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động bị mất việc làm => gia tăng tình trạng thất nghiệp trên quy mô lớn. ● Khi kinh tế được phục hồi, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thu hút lại nhiều lao động => lượng người thất nghiệp giảm dần. - GV rút ra kết luận về các loại hình thất nghiệp. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tìm hiểu khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp a. Khái niệm thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
b. Các loại hình thất nghiệp Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: - Thất nghiệp tự nhiên: biểu thị mức thất nghiệp bình thường, luôn tồn tại trong xã hội, bao gồm các dạng: + Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống. + Thất nghiệp cơ cấu: gắn liền với biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ -> yêu cầu lao động có trình độ cao hơn. - Thất nghiệp chu kì: tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế: + Thất nghiệp chu kì ở mức cao khi nền kinh tế suy thoái. + Thất nghiệp chu kì ở mức thấp khi kinh tế phát triển, mở rộng. Phân loại theo tính chất: - Thất nghiệp tự nguyện: + Do người lao động không muốn làm việc, + Do điều kiện làm việc. + Do mức lương chưa phù hợp với họ. - Thất nghiệp không tự nguyện: khi người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SHS tr.24 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2 SHS tr.24 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Đọc trường hợp 1 và trả lời câu hỏi: Chị Y và nhóm bạn thất nghiệp do những nguyên nhân nào? + Nhóm 2: Đọc trường hợp 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin SHS tr.24 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Trường hợp 1: + Chị Y thất nghiệp là do: chị không hài lòng với công việc hiện có, vì công việc này không phù hợp với sở thích và chuyên môn. + Anh T thất nghiệp là do: anh đã vi phạm kỉ luật lao động nhiều lần nên bị công ty sa thải. + Anh X thất nghiệp là do: doanh nghiệp mà anh đang làm việc có sự điều chỉnh, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh. Trường hợp 2: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N là do: sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Cụ thể: + Số sinh viên theo học các ngành Dược, Điều dưỡng ở các hệ cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp hằng năm rất lớn, khiến cho nguồn cung lao động (ở 2 ngành này) lớn. + Nhu cầu tuyển dụng việc làm ở 2 ngành dược và điều dưỡng tại tỉnh N nhỏ. - GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp - Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu kĩ năng làm việc,... - Nguyên nhân khách quan: do cơ sở sản xuất kinh doanh động của, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả của thất nghiệp
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SHS tr.25 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hậu quả của thất nghiệp.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác