Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 8: Văn hoá tiêu dùng

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 KNTT bài Văn hoá tiêu dùng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

BÀI 8. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

(5 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  • Mô tả được một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
  • Phê phán những biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn đề về văn hóa tiêu dùng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến văn hóa tiêu dùng.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc tiêu dùng có văn hóa; xác định được trách nhiệm của bản thân và thực hiện tiêu dùng có văn hóa.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về văn hóa tiêu dùng; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến tiêu dùng có văn hóa.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội để trở thành người tiêu dùng có văn hóa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về văn hóa tiêu dùng;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.45 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong số các giải pháp đó là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết là nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu và chất lượng hàng hóa.

Chính bởi lý do đó, việc người Việt Nam ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam là một biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thể hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam, đã và đang có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng. Xây dựng văn hoá tiêu dùng góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh và hội nhập.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 8. Văn hóa tiêu dùng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.45-46 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SHS tr.45-46 và trả lời câu hỏi:

Qua các thông tin trên, em hãy cho biết sự thay đổi của tiêu dùng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế — xã hội.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SHS tr.45-46 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Khi nhu cầu tiêu dùng xanh-sạch, tiêu dùng hợp lí trên thị trường tăng lên đã kích thích người sản xuất xây dựng các vùng nguyên liệu sạch, có xuất xứ rõ ràng: cà phê, ca cao,... tại nhiều địa phương. Từ đó, kích thích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kéo theo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

- GV mời HS nêu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Tiêu dùng được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.46-47 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm văn hóa tiêu dùng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.46-47 và trả lời câu hỏi:

Qua thông tin trên, em hãy nêu những tập quán tiêu dùng của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán. Những tập quán này tạo nên nét đẹp văn hoá gì của dân tộc Việt Nam?

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tiễn, hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi:

Em hãy kể một số tập quán, thói quen tiêu dùng có văn hoá của người Việt Nam mà em biết.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm văn hóa tiêu dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SHS tr.46-47, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 HS trả lời câu hỏi:

+ Những tập quán tiêu dùng của người Việt nam nhân dịp tết Nguyên đán: Mua sắm nhiều loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu ngày Tết và dự phòng; Nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở một số nhóm sản phẩm mang tính “truyền thống”; ...

-> Góp phần làm cho không khí ngày tết trở nên nhộn nhịp, tươi vui.

+ Một số tập quán, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam: tiêu dùng tiết kiệm, hợp lí,...

- GV mời HS nêu khái niệm văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng

a. Khái niệm văn hóa tiêu dùng

Là một bộ phận của văn hóa dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thê rhieenj các giá trị văn hóa của con người trong tiêu dùng.

Nhiệm vụ 2: Vai trò của văn hóa tiêu dùng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.47 và trả lời câu hỏi:

Qua các thông tin trên, em hãy cho biết xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lí và bền vững có tác động như thế nào đến chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội.

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tiễn, hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi:

Văn hoá tiêu dùng có tác động như thế nào tới sự phát triển văn hoá dân tộc?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của văn hóa tiêu dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SHS tr.47, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 HS trả lời câu hỏi:

+ Xu hướng tiêu dùng xanh đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo ấn tượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đối với xã hội, do những thay đổi tích cực từ tiêu dùng tới sản xuất, nên giảm thiểu tác động tới môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

+ Văn hóa tiêu dùng góp phần duy trì tiêu dùng bền vững, tạo nên sắc thái văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.

- GV mời HS nêu vai trò của văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

- Giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng.

- Duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng dân tộc.

- Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của văn hóa tiêu dùng và biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SHS tr.48-50 và  trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về đặc điểm của văn hóa tiêu dùng và biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm của văn hóa tiêu dùng và biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin SHS tr.48-49 và trả lời câu hỏi:

Các thông tin và hình ảnh trên thể hiện những đặc điểm gì trong văn hóa  tiêu dùng Việt Nam?

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi: Em hãy kể các đặc điểm khác của văn hoá tiêu dùng Việt Nam mà em biết.

- GV rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SHS tr.48-49, thảo luận đôi và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1 thể hiện đặc điểm: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có sự kế thừa nét đẹp truyền thống của dân tộc.

+ Thông tin 2 phản ánh đặc điểm:Văn hóa tiêu dùng của người Việt mang tính thời đại.

+ Hình ảnh thể hiện đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hóa trong nước; ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.

+ Một số đặc điểm khác của văn hóa tiêu dùng Việt Nam: hàng hóa phải có thông tin cụ thể, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,...

- GV mời HS nêu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Tìm hiểu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

a. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Trân trọng, kế thừa nét đẹp truyền thống vừa không ngừng đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để có thể hội nhập sâu hơn với văn hoá tiêu dùng toàn cầu.

- Gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế.

- Có tính di động cao, được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.

- Đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hoá trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.

Nhiệm vụ 2:  Những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc thông tin SHS tr.49-50 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Qua các thông tin trên, em hãy cho biết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm mục đích gì?

+ Nhóm 3, 4: Để xây dựng văn hoá tiêu dùng, Nhà nước, các doanh nghiệp và mỗi người dân cần phải làm gì?

+ Nhóm 5, 6: Em hãy nêu một số giải pháp khác góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng.

- GV rút ra kết luận về những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS tr.49-50, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm mục đích:

+ Xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt;

+ Thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

- GV mời HS nêu những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

- Đối với Nhà nước:

Cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Đối với các doanh nghiệp:

+ Chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam.

+ Hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.

- Đối với người dân:

+ Thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền vững.

+ Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt.

+ Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 8: Văn hoá tiêu dùng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài Văn hoá tiêu dùng, giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay