Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.136.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trong thời gian 3 phút, các nhóm hãy liệt kê các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà mình biết ra giấy/bảng phụ. Sau 3 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều nhất sẽ thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, cho ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:
Một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:
Tín ngưỡng ở Việt Nam | |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên | Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng |
Tôn giáo ở Việt Nam | |
Phật giáo | Công giáo |
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.136
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
Em hãy chia sẻ lại một hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ như thế nào về hoạt động đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ và trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV nêu ví dụ về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:
https://youtu.be/F4sJu0A_FmU?si=c4QlOoibzBvlDFCJ
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã ăn sâu vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt, trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống của đông đảo người Việt Nam, phản ánh tinh thần, ý thức dân tộc và sự kết nối cộng đồng của người Việt Nam.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tín ngưỡng, tôn giáo là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam nói riêng và nhiều người dân trên thế giới nói chung. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo còn là một trong các quyền tự do cơ bản của công dân và được Hiến pháp và pháp luật quy định, Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.136 – 138 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.136, 137 và trả lời các câu hỏi: 1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? 2/ Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hằng ngày. Theo em, những việc làm đó mang lại ý nghĩa gì? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV cung cấp thêm video liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 - Hoạt động 1). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 3, bố mẹ A đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình. Trường hợp 3, X cùng mẹ đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc vào ngày lễ, tết hằng năm hai mẹ con đều đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử - văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kính của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè. 2/ Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hằng ngày: tỏ thái độ tôn trọng đối với những người theo tôn giáo; thành kính đối với các cơ sở tôn giáo; mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tới tham quan các cơ sở tôn giáo; sử dụng ngôn từ phù hợp, tích cực khi viết bài giới thiệu về các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương;... Những việc làm thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện sự tự do trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của công dân; thể hiện thái độ tích cực của mỗi công dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thể hiện thái độ, hành vi văn minh của công dân trong đời sống hằng ngày,... - GV mời HS nêu quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo a. Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền tham gia lễ hội; có quyền học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo; có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;... |
Video quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: (lấy từ đầu đến 4p58s) | |
Nhiệm vụ 2: Nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.137, 138, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: 1/ Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện nghĩa vụ gì của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? 2/ Theo em, công dân có nghĩa vụ như thế nào trong thực hiện quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng? Nêu ví dụ minh họa. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV cung cấp thêm video trích đoạn hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 - Hoạt động 1). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 2, ông A đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch của chính quyền, yêu cầu các tín đồ tôn giáo của mình tạm ngừng những hoạt động lễ nghi quy mô lớn để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Trường hợp 3, người dân làng Y và lãnh đạo địa phương đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội truyền thống của làng theo đúng quy định của pháp luật, gìn giữ nét đẹp của quê hương, phòng ngừa các hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đảm bảo an toàn cho người dân đến tham dự. 2/ Công dân có các nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như: tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ: Người dân tham gia các hoạt động lễ hội tôn giáo cần tuân thủ các quy tắc chung nơi công cộng, không gây rối trật tự an ninh xã hội, không thực hiện các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; người dân không tham gia các tôn giáo lạ, hoạt động mê tín dị đoan hoặc chống phá Nhà nước;... - GV mời HS nêu nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo. |
Video trích đoạn hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu: (từ đầu đến 4p30) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.139 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.139 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: 1/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? 2/ Ngoài những hậu quả đã được đề cập đến trong các trường hợp trên, theo em hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn có thể gây nên những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh họa. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV cung cấp thêm video liên quan đến hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo (đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả gây hoang mang, sợ hãi, ngộ độc, thiệt hại về tiền bạc, sức khoẻ, tính mạng của hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây tốn kém tiền bạc, làm sai lệch nhận thức của hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2/ Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; gây tổn hại về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, công việc, học tập,... của công dân; ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; gây mất đoàn kết; người vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;... Ví dụ: Hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác mà dẫn tới biểu tình, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị phạt tù từ 1 đến 3 năm; hành vi lợi dụng hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng để kích động người dân chống phá chính quyền, gây bất ổn về chính trị, rối loạn an ninh, trật tự xã hội,... - GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây nên nhiều hậu quả tiêu cực như: xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; có thể gây tổn hại về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, danh dự, nhân phẩm, kinh tế, công việc, học tập,... của công dân; ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm mất đoàn kết dân tộc;... Người vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác