Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 KNTT bài Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong một số tình huống đơn giản.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, giải quyết những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được các quan điểm, các hành vi, xử lí được các tình huống đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế, thông tin,… liên quan tới bài học.
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

  1. Nội dung:

- GV cho HS xem video vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.117.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Xem video vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác tại nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Đa Kao, quận 1, TP HCM): (lấy từ 0p20 đến 5p21)

https://youtu.be/Rbl-ChvcMSQ?si=k_zgNb-OddhVKt-J

- Sau khi xem video, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hành vi của bà Nguyễn Thị Hương Tâm, ông Nguyễn Hải Nam, ông Lâm Hoàng Tùng đã xâm phạm đến quyền nào của bà Hoàng Thị Thu Thảo? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Ngày 19/9/2019, khi bà Hoàng Thị Thu Thảo không có ở nhà, các bị cáo đã tự ý đưa con của bà Hoàng Thị Thu Thảo ra khỏi nhà, dùng vũ lực và gây sức ép tinh thần nhằm đuổi những người trong nhà để chiếm giữ căn nhà. Sau khi chiếm giữ được căn nhà, các bị cáo thuê công ty bảo vệ trông coi, không cho người nhà của bà Hoàng Thị Thu Thảo vào nhà. Bên cạnh đó, các bị cáo còn cho người tháo bỏ vật dụng trong nhà. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của bà Hoàng Thị Thu Thảo.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.117

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ và trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

+ Hành vi này làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân, có thể làm cho công dân

bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong các quyền tự do cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.117, 118 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.117, 118 để trả lời câu hỏi:

1/ Chủ thể trong trường hợp 3 đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?

2/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp trong SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

1/ Trong trường hợp 3, A đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. A đã gọi điện thoại để thông báo cho chị V và xin phép phá khoá vào nhà kiểm tra khi phát hiện có mùi khét bốc ra từ nhà chị.

2/ Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong cuộc sống: công an chỉ khám xét nhà ở của người dân khi có quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền; chủ cho thuê nhà trọ gọi điện thông báo cho người thuê trọ trước khi dùng chìa khoá dự phòng mở cửa phòng trọ để sửa chữa đường ống nước; trẻ em xin phép và chỉ vào nhà, sân, vườn của người khác để nhặt đồ làm rơi sau khi được chủ nhà đồng ý,...

- GV mời HS nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân. Các cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi khám xét phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Đột nhập trái phép nhà người khác

Phá cửa khi không có sự cho phép

của chủ nhà

Đuổi trái pháp luật người khác

ra khỏi chỗ ở của họ

Chiếm giữ chỗ ở của người khác

Video trao đổi với luật sư về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác:

https://youtu.be/1LkjcjxqYcA?si=Fu8BwoKXvyv8o6uQ

Video những trường hợp công an được quyền khám xét nhà dân: (lấy từ đầu đến 3p08)

https://youtu.be/2glEfE6dPfs?si=63Ijlt6-mx5tl_oz

Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

  1. Mục tiêu: HS nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.119 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.119 và thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

2/ Ngoài những hậu quả đã được đề cập đến trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn có thể gây ra những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh họa.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi:

1/ Trường hợp 2, hành vi lợi dụng đêm tối trèo cổng, lẻn vào sân rình mò và tìm cách phá khoá cửa để vào nhà của thanh niên lạ đã khiến chị T thấy bất an, sợ hãi.

Trường hợp 3, hành vi khoá cửa, không cho phép vào nhà để ép trả nợ của chủ nợ đã khiến mẹ con chị M mất nơi ở, không thể sinh hoạt bình thường, phải bế nhau đi lang thang

ngoài đường trong đêm tối, vừa mất an toàn vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

2/ Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước; gây ảnh hưởng đến kinh tế, danh dự của công dân; người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật,...

Ví dụ: Hành vi đánh đập, đe doạ để đuổi người khác ra khỏi nhà sẽ gây ra những thương tổn về sức khoẻ, tâm lí, danh dự cho người bị xâm phạm chỗ ở, gây rối loạn an ninh trật tự ở địa phương; hành vi lẻn vào nhà người khác để trộm cắp sẽ gây nên những tổn thất về kinh tế cho người bị xâm phạm chỗ ở, người trộm cắp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. Đối với xã hội: gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước;... Đối với cá nhân: khiến công dân mất chỗ ở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình; gây thiệt hại về tinh thần, sức khoẻ, tính mạng, kinh tế, danh dự của công dân,…

Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

  1. Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SHS tr.120 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm).

-  GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SHS tr.120, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

1/ Ở trường hợp 1 và 2, các bạn đã thực hiện trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?

2/ Theo em, HS có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Hãy kể những việc em đã làm để thực hiện tốt quyền này.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 3).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong SHS và thảo luận để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi:

1/ Trường hợp 1, Q đã chuẩn bị một số tài liệu, trò chơi đơn giản lồng ghép, hướng dẫn

cho em gái và các bạn nhỏ hàng xóm một số kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở và các kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em để các em có thể tự bảo vệ an toàn cho bản thân khi ở nhà một mình.

Trường hợp 2, khi tham dự buổi tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và một số quyền tự do khác của công dân, các bạn HS ở Trường Trung học phổ thông X đã rất hào hứng trước những chia sẻ của các cô chú công an và tích cực đặt nhiều câu hỏi, nhiều tình huống để bổ sung kiến thức, nâng cao hiểu biết cho bản thân về những quyền công dân quan trọng này.

2/ Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý; cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân; có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác; tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tham gia tuyên truyền,

vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến

mọi người xung quanh,...

Một số việc HS nên làm để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: xin phép và chỉ vào nhà của người khác khi có sự đồng ý của chủ nhà; từ chối, không nghe theo sự rủ rê của bạn bè xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác; từ chối, không cho người khác vào nhà khi không có lí do hợp lí, cảm thấy không an toàn; học tập để nâng cao hiểu biết về các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân; hướng dẫn, tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân,...

- GV mời HS nêu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

HS không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý; cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân; có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác; tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh,...

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay