Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát kết hợp dẫn dắt, giới thiệu:
+ 11 giờ ngày 11/11/2018, tại Khải Hoàn Môn (Pa-ri, Pháp) đã diễn ra Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 2018) với sự tham dự của hơn 70 nguyên thủ đến từ các nước.
Lễ tưởng niệm bên ngôi mộ các binh sĩ vô danh ở Khải Hoàn Môn, Paris.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 2 trái) đặt hoa tại lễ kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất
ở Compiègne, Pháp, ngày 10/11/2018
+ Trước đó một năm (2017), tại nước Nga và nhiều quốc gia khác cũng diễn ra các hoạt động kỉ niệm 100 năm thẳng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917 - 2017).
Mít-tinh, diễu hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười
thu hút đông đảo người dân Moscow và các vùng lân cận.
Đài tưởng niệm những chiến sĩ vô danh tại Quảng trường Đỏ rực rỡ màu hoa đỏ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em những hoạt động này có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của các hoạt động kỉ niệm tại Pháp, Nga.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và hoạt động kỉ niệm 100 năm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (cuộc triển lãm, các dự án giáo dục, các buổi biểu diễn nghệ thuật,…) được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại lịch sử đau thương và bi hùng, tưởng niệm hàng triệu binh sĩ đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga. Lãnh đạo các nước đã gửi đi thông điệp của hòa bình và niềm hy vọng đối với thế giới trong thế kỷ mới.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917)? Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nào và tác động gì đối với nhân loại? Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra như thế nào, có ý nghĩa lịch sử và tác động ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Hoạt động 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Trình bày được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phân tích được tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 12.4, 12.4, thông tin trong mục 1a SGK tr.53 và trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng số liệu, thông tin trong mục 1b SGK tr.53 và trả lời câu hỏi: Phân tích tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 12.4, 12.4, thông tin trong mục 1a SGK tr.53 và trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin, sơ đồ trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918. + Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) a. Nguyên nhân - Nguyên nhân sâu xa: + Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: sự phát triển không đều về kinh tế làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. + Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa vô cùng gay gắt, → Hình thành hai khối quân sự đối lập nhau: · Khối Liên minh: Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a. · Khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga. - Nguyên nhân trực tiếp: + Ngày 28/6/1914: Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. + Ngày 1/8/1914: Đức tuyên chiến với Nga. → Chiến tranh thế giới thức nhất bùng nổ.
| ||||||||
HÌNH ẢNH VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
| |||||||||
Nhiệm vụ 2: Hậu quả và tác động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng số liệu, thông tin trong mục 1b SGK tr.53 và trả lời câu hỏi: Phân tích tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. - GV cho HS xem thêm thông tin, video, hình ảnh về hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Chiến tranh đã đi qua nhưng những dấu ấn lịch sử về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn còn đó. Đây là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa, gây ra những tàn phá vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến vật chất, tinh thần của toàn nhân lại lâu dài và sâu sắc. - GV mở rộng kiến thức: Cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Hậu quả và tác động - Hậu quả: + Là cuộc chiến tranh để quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. + Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước. + Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa cho mình. + Gây ra những thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại. - Tác động: + Tạo ra mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc – đế quốc Nga. + Đưa đến thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. | ||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ HẬU QUẢ, TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
|
Hoạt động 2. Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
- Trình bày được nguyên nhân sâu xa và diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 1, Hình 12.5, thông tin mục 2a SGK tr.54 và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
+ Nhóm 2: Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 2, mục Em có biết, thông tin trong mục 2b SGK tr.55 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân và diễn biến chính Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành hai nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: + Nhóm 1: Khai thác Tư liệu 1, thông tin mục 2a SGK tr.54 và trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. + Nhóm 2: Khai thác Hình 12.5, thông tin mục 2a SGK tr.54 và trả lời câu hỏi: Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lơi câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm nêu nguyên nhân, diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) - Nguyên nhân: + Sau Cách mạng tháng Hai (1917): · Đời sống nhân dân cực khổ. · Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính tồn tại song song, đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau. → Không thể cùng tồn tại. + Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng, + Tháng 7 – 1917: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. - Diễn biến chính: + Đêm 24 - 10 (6 - 11 tdương lịch): quân khởi nghĩa đã chiếm được Pâ-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông. + Đêm 25 - 10 (7 - 11): Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. + Đầu năm 1918: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành được thắng lợi hoàn toàn. | ||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO, THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917)
https://www.youtube.com/watch?v=-I5yLlESosA&t=40s Tư liệu: Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông Tiếng súng trường, tiếng súng máy, tiếng đại bác hoà lẫn với nhau thành một cảnh náo động liên tục vào quãng một giờ sáng, hoả lực ở các chiến luỹ yếu dân. Rất đông người tập trung dưới chân trụ A-lếch-xan -đơ tiến sát đến Cung điện... Chẳng bao lâu vang lên tiếng súng hiệu “Xung phong!” Một tiếng “hua-ra” ngân dài, vang lên trong không trung. Cận vệ đỏ, thuỷ thủ, binh sĩ trèo qua các chiến luỹ, tràn ngập các lỗi ra vào, các bậc tam cấp, các cầu thang cung điện... Tiếng “hua-ra, tiếng giậm chân của hàng nghìn con người, tiếng lách cách của báng súng khuấy động sự yên tĩnh trong các gian phòng của Nga hoàng. Từ 150 năm nay, toà lâu đài cao rộng và hùng vĩ này đứng sừng sững như một pháo đài tưởng như không thể xâm phạm được. (Theo Lích sử cách mạng Nơa, Tập I,NXB Khoa học, 1961, tr. 378 - 209) |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác