Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Em biết phong trào Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc?
- Việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung phản ánh điều gì?
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Bảo tàng Quang Trung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em biết phong trào Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc?
+ Việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung phản ánh điều gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Đóng góp của phong trào Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung với lịch sử dân tộc:
+ Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung: Bảo tàng Quang Trung lưu giữ những hiện vật mang tính lịch sử về một thời oanh liệt của dân tộc, được xây dựng trên quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung, nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của vua Quang Trung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 8 – Phong trào Tây Sơn.
Hoạt động 1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 1, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.34, 35 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn. + GV hướng dẫn HS đọc thầm trong 3 phút, dùng bút chì gạch chân những từ khóa quan trọng, tìm ra mâu thuẫn cơ bản của thời kì này. - GV trình chiếu cho HS quan sát sơ đồ Hình 8.2 SGK tr.35, yêu cầu HS: + Đọc chú giải trên lược đồ. + Chỉ ra các vị trí là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn (xưa và nay) trên lược đồ (Xưa: Tây sơn hạ đạo; nay: Tây Sơn thượng đạo). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc mở rộng địa bàn từ Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo cho em biết thêm điều gì về sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa? - GV cung cấp thông tin, hình ảnh mở rộng: + Căn cứ Kiên Mỹ (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) là quê hương của ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ). Ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) + Bảo tàng Quang Trung hiện nay được xây dựng trên nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ, điện thờ Tây Sơn là đình Kiên Mỹ, nhân dân xây dựng vào đầu thế kỉ XIX, bí mật thờ ba anh em Tây Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp, điện bị đốt cháy, năm 1958, nhân dân xây dựng lại điện trên nền cũ. Bảo tàng Quang Trung - GV sử dụng kĩ thuật “công não nhanh”, yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai người dân sống ở thời kì đó, em hãy đưa ra một lí do để ủng hộ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. + GV gợi ý cho HS: Vì sao nhân dân ủng hộ cuộc khởi nghĩa?/ Em có lí do nào giống hoặc khác với họ? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 2 HS nêu nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Việc mở rộng địa bàn từ Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo cho thấy sự nhanh chóng quy tụ và tỏa rộng lực lượng, chiếm lĩnh toàn bộ mọi miền đất nước. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ: Một số lí do để ủng hộ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn: + Là cuộc khởi nghĩa mang tính chất sống còn vì dân. + Đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: “Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”. + Xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ - Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong: giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu, + Bộ máy quan lại tham nhũng. + Các chính sách của chúa Nguyễn (tô thuế, lao dịch), thiên tai, kinh tế suy thoái làm cho đời sống nhân dân khốn cùng. → Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn lên đỉnh điểm. - Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa. + Xây dựng căn cứ: Tây Sơn thượng đạo, mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo. + Lập căn cứ: Kiên Mỹ (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). + Khẩu hiệu: “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”. |
Hoạt động 2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
- Tóm tắt được thắng lợi tiêu biểu đầu tiên.
- Lí giải được vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến; mô tả được những nét chính về trận Rạch Gầm – Xoài Mút, ý nghĩa chiến thắng của trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Nêu được kết quả các cuộc tấn công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788.
- Mô tả được trận đại phá quân Thanh xâm lược năm 1789 của quân Tây Sơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát sơ đồ Hình 8.3, đọc thông tin trong mục 2a SGK tr.35, 36 và hoàn thành Phiếu học tập theo mẫu: Nối các thông tin về thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1) + GV lưu ý HS: Trong bảng có thông tin đúng và thông tin gây nhiễu, HS cần lựa chọn thông tin đúng và ghép nối. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Hãy mô tả thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 8.3, đọc thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 HS nêu kết quả Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 HS tóm tắt thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn: + Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy, có cách đánh sáng tạo: tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn. + Bốn lần đánh vào Gia Định, lần tiến quân năm 1777 bắt giết được chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn a. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong - Năm 1774, nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. - Bốn lần đánh vào Gia Định. Lần tiến quân năm 1777 đã bắt giết được chúa Nguyễn. | ||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | |||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Đánh tan quân Xiêm xâm lược Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát lược đồ Hình 8.4 và cho biết: Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến? + GV hướng dẫn HS đọc chú giải, nhận diện vị trí trên lược đồ, tham khảo thông tin mục Kết nối với Địa lí. - GV yêu cầu HS tiếp tục HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu và đọc thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 2: Mô tả những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh, kết quả) về trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trọng như thế nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2) - GV cho HS xem thêm hình ảnh, video về trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút: https://www.youtube.com/watch?v=wREgKak9V9I Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác Tư liệu, video, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 - 2 HS nêu lý do Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến: Đoạn sông này giữa dòng có cù lao Thái Sơn, hai bên sông có cây cối rậm rạp và nhiều kênh rạch nhỏ, rất phù hợp cho việc bố trí trận địa mai phục thủy – bộ). - GV mời đại diện 1 cặp đôi mô tả những nét chính về trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút; ý nghĩa của thắng lợi này theo Phiếu học tập số 2. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những nét chính về trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút; ý nghĩa của thắng lợi này. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Đánh tan quân Xiêm xâm lược Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 kết quả Phiếu học tập số 2. | ||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
| |||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. Triều Lê sơ sụp đổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 2c SGK tr.37 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết các cuộc tiến công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788 đạt được những kết quả như thế nào? - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhân dân ủng hộ Tây Sơn tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 HS nêu kết quả các cuộc tấn công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nhân dân ủng hộ Tây Sơn tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn vì: + Chính quyền chúa Nguyễn đã bộc lộ rõ những điểm hạn chế, khủng hoảng khiến đời sống nhân dân khổ cực. + Ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ. + Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác trong việc đưa ra đường lối đúng đắn, khẩu hiệu phù hợp “Phù Lê diệt Trịnh”. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận kết quả các cuộc tấn công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | c. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. Triều Lê sơ sụp đổ - Năm 1786: với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tấn công thành Thăng Long, tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh . - Năm 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ 2. Chính quyền Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ. | ||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 4: Đại phá quân Thanh xâm lược Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 8.5, 8.6, thông tin mục 2d SGK tr.37, 38 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả trận đại phá quân Thanh xâm lược năm 1789 của quân Tây Sơn. - GV cho HS xem thêm hình ảnh, video về trận đại phá quân Thanh xâm lược năm 1789 của quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi – Đống Đa (Tranh vẽ tại Bảo tàng Quang Trung – Bình Định) Gươm và súng của quân đội nhà Tây Sơn https://www.youtube.com/watch?v=tRJQgNY6-Qs (Cân đối thời lượng tiết học để cho HS xem một phần/ hết video). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, video, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả trận đại phá quân Thanh xâm lược năm 1789 của quân Tây Sơn. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, rút khỏi Thăng Long, xây dựng phòng tuyến thủy bộ vững chắc, Quang Trung lên ngôi vua, tiến quân thần tốc ra Thăng Long trong dịp Tết Kỷ Dậu. + Qua bốn trận đánh lớn vào đồn tiền tiêu, đồn Hà Hồi, đồn Ngọc Hồi và Đống Đa trong 5 ngày đêm, quân Tây Sơn đã quét sạch quân Thanh ra khỏi đất nước, hoàn thành sứ mệnh bảo vệ nền độc lập của đất nước. - GV mở rộng kiến thức về trận đánh tiêu biểu nhất ở đồn Ngọc Hồi (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4). - GV chuyển sang nội dung mới. | d. Đại phá quân Thanh xâm lược - Vua Lê Chiêu Thống “thế cùng lực kiệt” cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta. - Quân Tây Sơn thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút khỏi Thăng Long, xây dựng tuyến phòng thủ Tam Điệp – Biện Sơn. - Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long. - Trong vòng 5 ngày (đêm 30 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu), qua các trận đánh lớn (Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa), quân Tây Sơn đã quét sạch quân xâm lược, giải phóng đất nước. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác