Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh sau:
Quảng Bình Quan (Cổng Hạ Lũy Thầy) | Một đoạn thành nhà Mạc (Tam Thanh, Lạng Sơn) |
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Các em đã từng đến các địa danh, di tích được nhắc đến trong bài chưa?
+ Nếu có, hãy chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ một số hiểu biết về về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh, di tích trong hình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hệ thống Lũy Thầy:
+ Thành nhà Mạc:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
Hoạt động 1: Sự ra đời Vương triều Mạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu, mục Em có biết, đọc thông tin mục 1 SGK tr.23, 24 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. - GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm các từ khóa trong nội dung của mục và tư liệu: nhà Lê, khủng hoảng, tranh chấp, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành,… HS tóm tắt về tình hình nước Đại Việt cuối thời Lê Sơ và sự ra đời của triều Mạc (thời gian ra đời, người đứng đầu). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp cùng thảo luận (không tranh luận đúng, sai mà có sự nhìn nhận đúng về vấn đề lịch sử, đánh giá khách quan về nhân vật lịch sử): Có hai quan điểm đánh giá về việc Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc: + Quan điểm của các sử gia phong kiến: coi việc cướp ngôi vua là “nguy triểu, là việc làm “danh không chính, ngôn không thuận; việc không nên làm. + Quan điểm khoa học mới nhất chứng minh rằng: do Triều Lê đã đến lúc suy yếu, khủng hoảng nên sự ra đời của Vương triều Mạc là điều tất yếu. Nếu như không có Mạc Đăng Dung thì cũng sẽ là nhân vật khác, dòng họ khác lên thay thế. Em ủng hộ quan điểm nào? Vì sao? - GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về Mạc Đăng Dung: Mạc Đăng Dung Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác Tư liệu, đọc thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. - GV mời HS xung phong trình bày quan điểm nhận xét về Mạc Đăng Dung. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận và nhấn mạnh: Mỗi quan điểm đưa ra đều có cơ sở riêng. Chúng ta cần nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách khách quan, ghi nhận sự đóng góp (công) và cả những hạn chế (tội) của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc. - GV liên hệ, mở rộng: Hiện nay ở Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước có những đường phố được đặt tên của hai vị vua Triều Mạc. + Hà Nội: phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông ở quận Cầu Giấy. + Nhiều tỉnh và thành phố lớn khác: tên đường phố là Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh,... Thể hiện quan điểm đánh giá khách quan, ghi nhận đúng những đóng góp của Triều Mạc trong lịch sử dân tộc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự ra đời Vương triều Mạc - Tình hình Đại Việt cuối thời Lê: + Nhà Lê lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái. + Các phe phái phong kiến xung đột và tranh chấp. + Khởi nghĩa nông dân nổ ra → Triều đình suy yếu. - Sự ra đời của Triều Mạc: + Mạc Đăng Dung dần thâu tóm quyền hành. + Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc. + Sau khi lên ngôi, ông thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội. |
Hoạt động 2: Xung đột Nam – Bắc triều
- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều.
- Nêu được những nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Lược đồ 5.2, kết hợp đọc thông tin trong mục 1a SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.25 và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân bùng nổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Lược đồ 5.2, kết hợp đọc thông tin trong mục 1a SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát lược đồ, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Xung đột Nam – Bắc triều a. Nguyên nhân bùng nổ - Năm 1533, Nguyễn Kim (một võ quan trong Triều Lê) với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều, nhà Mạc được gọi là Bắc triều. - Xung đột giữa hai dòng họ diễn ra trong gần 60 năm của thế kỉ XVI, họ Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng. | ||
Nhiệm vụ 2: Hệ quả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu các nhóm, đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.25 và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều. + GV hướng dẫn HS tìm các từ khóa quan trọng có trong nội dung mục: ● Về kinh tế: đình trệ. ● Về chính trị: đất nước bị chia rẽ. ● Về xã hội: nhân dân đói khổ, phải lưu tán. - GV liên hệ, mở rộng, hướng dẫn HS đọc mục Kết nối với văn học SGK tr.25 và giới thiệu thêm về bài thơ Thương loạn: + Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng nguyên dưới thời Mạc Đăng Doanh, được bổ nhiệm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Quốc Công nên nhân dân quen gọi ông là Trạng Trình. + Ông sáng tác rất nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm, vì vậy đọc thơ của ông sẽ hiểu thêm về tình hình đất nước thời kì này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.25, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 HS trình bày về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều. - GV yêu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Hệ quả - Đất nước bị chia cắt. - Kinh tế đình trệ. - Đời sống nhân dân đói khổ. |
Hoạt động 3: Xung đột Trịnh – Nguyễn
- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh – Nguyễn.
- Nêu được hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 2, Hình 5.3, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục 3a để trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục SGK tr.26, trả lời câu hỏi: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân bùng nổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 2, Hình 5.3, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục 3a để trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu: + Tranh vẽ phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII phản ánh điều gì về tình hình vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài? | 3. Xung đột Trịnh – Nguyễn a. Nguyên nhân bùng nổ - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. - Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn trở nên gay gắt. → Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 - 1672). |
---------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác