Soạn mới giáo án Lịch sử 8 KNTT bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nam 1917

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 KNTT bài Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nam 1917. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 19: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1917

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  • Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Cảm phục, trân trọng tình yêu nước, hi sinh quên mình vì nền độc lập, tự do dân tộc của các nhà yêu nước, cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.
  • Phát huy truyền thống yêu nước, xác định được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Bảng thống kê, tranh ảnh, video,…về những chuyển biến của tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX, về những hoạt động của các nhà yêu nước tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành,…
  • Lược đồ về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1941.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái. GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành) và yêu cầu 2 đội chơi lần lượt nêu những hiểu biết của bản thân về các nhà cách mạng tiêu biểu này.
  4. Sản phẩm: Những hiểu biết của HS về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thanh.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái.

- GV chọn 8 HS, chia thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ HS quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX.

+ 2 đội chơi lần lượt nêu thông tin, hiểu biết về các nhà cách mạng này.

+ Câu trả lời của đội sau phải khác câu trả lời của đội đã trả lời trước.

+ Đội nào nêu được nhiều thông tin đúng hơn đội đó là đội chiến thắng.

- GV trình chiếu cho 2 đội chơi và HS cả lớp quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX:

Phan Bội Châu

(1867 – 1940)

Phan Châu Trinh

(1872 – 1926)

Nguyễn Tất Thành

(1890 – 1969)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và một số hiểu biết của bản thân để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện lần lượt 2 đội chơi nêu hiểu biết, thông tin về 3 nhà cách mạng tiêu biểu: Phan Bội Châu Trinh, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá từng thông tin 2 đội đưa ra và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV kết luận:

+ Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, từng đỗ Giải nguyễn (đỗ đầu) trong kì thi Hương ở trường thi Nghệ An năm 1900. Không chỉ là nhà hoạt động yêu nước, Phan Bội Châu còn là nhà văn, nhà thơ và nhà sử học lớn của Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX.

+ Phan Châu Trinh sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam  (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam). Lớn lên ở vùng đất có hoạt động ngoại thương phát triển, ông có tư tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới. Sau khi thi đỗ Cử nhân (1900) và đỗ Phó bảng (1901), Phan Châu Trinh làm quan trong Triều đình Huế. Đầu năm 1905, ông từ bỏ quan trường để tập trung vào hoạt động cứu nước.

+ Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi học ở trường Quốc học Huế (1906), được tiếp xúc với văn hóa Pháp với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, Nguyễn Tất Thành mong muốn sang nước Pháp và các nước khác để tìm hiểu.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Taasyt Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đối với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Bảng Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam, Hình 19.1, 19.2, Tư liệu, mục Em có biết và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đối với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 19.2, Tư liệu SGK tr.87 và trả lời câu hỏi: Em biết được điều

 

gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận, khai thác Bảng Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam, Hình 19.1, 19.2, Tư liệu, mục Em có biết và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Tác động

Chính trị

 

 

Kinh tế

 

 

Văn hóa

 

 

- GV cung cấp cho HS thêm một số hình ảnh, video liên quan đến tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi:

Có ý kiến cho rằng: “Tác động của các chính sách đến tình hình Việt Nam mang tính hai mặt”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Tác động của các chính sách đến tình hình Việt Nam mang tính hai mặt.

+ Tất cả các chính sách của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam đều nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị, bóc lột của chính quyền thực dân. Vì vậy, “chia để trị”, nô dịch, đàn áp, vơ vét, bóc lột tối đa các nguồn lợi, nguồn lực từ thuộc địa là mục tiêu số một của họ.

+ Trong chừng mực nhất định, những chính sách đã đưa đến một số biến chuyển/tác động tích cực nhất định về kinh tế, xã hội, văn hóa:

·      Sự xuất hiện của một số công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị.

·      Sự phát triển hơn của nền thương nghiệp, tài chính.

·      Sự du nhập của một số tư tưởng, trào lưu văn hóa tiến bộ.

·      Sự xuất hiện của các giai tầng mới trong xã hội. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tuy có một số tác động tích cực nhất định (nằm ngoài mong muốn của chính quyền thực dân), về cơ bản cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã khiến Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ về mọi mặt vào nước Pháp.

+ Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

+ Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA

LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

Tuyến đường sắt đưa cao su về Sài Gòn

Mặt trước nhà Ga Hàng Cỏ

(Ga Hà Nội) khoảng năm 1912

Tuyến đường xe lửa Sài Gòn- Mỹ Tho

Đường thuộc địa số 1 thời Pháp thuộc, nay là Quốc lộ 1A

Cầu Bình Lợi (Sài Gòn)

Soái phủ Sài Gòn

  
  

Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội

  

Nhà hát lớn ở Hà Nội

  

Nhà hát lớn ở Sài Gòn

Nông dân Việt Nam thời thuộc Pháp

đầu thế kỉ XX

Công nhân Việt Nam làm việc trong hầm mỏ của người Pháp đầu thế kỉ XX

Công nhân cạo mủ cao su

Công nhân khai mỏ

Nông nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=sZc541hvLKk

Công nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=BAvkrFP2V70

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Tác động

Chính trị

- Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

- Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ khác nhau.

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp.

- Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...

- Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại

thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.

- Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.

- Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

- Kinh tế phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

Văn hóa

- Chú trọng truyền bá văn hoá phương

Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

- Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.

- Văn hoá phương Tây du nhập ngày càng mạnh (lối sống, trình độ học thức và tư duy).

- Đô thị phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi:

+ Chiếm đa số là nông dân với cuộc sống nghèo khổ.

+ Xuất hiện tầng lớp mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ

chốt của Pháp.

Hoạt động 2. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những hoạt động yêu nước trong những năm đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 19.3, 19.4, thông tin mục 2 SGK tr.88, 89 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về những hoạt động yêu nước trong những năm đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS:

+ Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam.

+ Tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông (Nhật Bản) tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam.

→ Những tri thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

- GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 19.3, 19.4, thông tin mục 2 SGK tr.88, 89 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.

+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh.

  

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhà yêu nước

Hoạt động chính

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

Phan Bội Châu

 

 

 

Phan Châu Trinh

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu 4 nhóm tiếp tục thảo luận và cùng thực hiện nhiệm vụ sau: Em có nhận xét gì về những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU,  PHAN CHÂU TRINH

1. Điểm tương đồng

- Tính chất: ……………………………………………..

- Kết quả: ……………………………………………….

- Ý nghĩa: ……………………………………………….

2. Điểm khác biệt

Tiêu chí

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Nhiệm vụ

 

 

Chủ trương cứu nước

 

 

Phương pháp

 

 

Mục tiêu

 

 

Hoạt động tiêu biểu

 

 

Tác dụng

 

 

Hạn chế

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1, 2 lần lượt trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện Nhóm 3, 4 lần lượt nhận xét gì về những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo Phiếu học tập số 3 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU

  

Phan Bội Châu và Cường Để (Hoàng thân nhà Nguyễn) tại Nhật Bản

Phan Bội Châu (ngồi, thứ hai từ phải sang) và dân làng Asaba trước tấm bia

Phan Bội Châu (phải) với Hồ Tùng Mậu (giữa) và Ngô Thành (trái)

Tượng đồng Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, Thanh phố Huế

Căn nhà tranh là nơi ở của

“ông già Bến Ngự”

Nơi an trí Ông già Bến Ngự

vào những năm cuối đời

Mộ Phan Bội Châu

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 KNTT bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nam 1917

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới KNTT bài Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nam 1917, giáo án Lịch sử 8 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay