Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 14: TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và dẫn dắt: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).
Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912) | Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) |
Cuộc Duy Tân (1868) | Cách mạng Tân Hợi (1911) |
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912): là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 13 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
+ Cuộc Duy tân (1868): Vào ngày 12/10/1868, Thiên hoàng Minh Trị làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng. Việc làm đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị là rời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.
+ Tôn Trung Sơn (1866 - 1925): là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông cũng nổi tiếng nhờ việc đề xuất và phát triển chủ nghĩa Tam Dân.
+ Cách mạng Tân Hợi (1911): là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình xâm lược của các nước đế quốc với Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như Cuộc Duy tân Minh Trị (1868), Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Hoạt động 1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Mô tả quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Nêu được diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.1, đọc thông tin mục 1a SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.2, 14.3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.61, 62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Quá trình xâm lược của các nước đế quốc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS khai thác hình ảnh, video, kết hợp đọc thông tin mục 1a SGK tr.60 và trả lời câu hỏi: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là gì? https://www.youtube.com/watch?v=_LKbIE3qXmY Gợi ý: + Vào thời cận đại, các nước tư bản, trước hết là Anh, bắt đầu nhòm ngó Trung Quốc (nước đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản, chính quyền phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, thối nát). + Thực dân Anh lấy cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, gây ra cuộc Chiến tranh thuốc phiện vào tháng 6 - 1840, mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc. - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 14.1 và yêu cầu 1 HS: Chỉ trên lược đồ khu vực chịu ảnh hưởng của từng đế quốc. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.1 kết hợp đọc thông tin mục 1a SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. - GV gợi ý, trình chiếu thêm cho HS quan sát bức tranh Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc và yêu câu HS trả lời câu hỏi: + Bức tranh này nói lên điều gì? + Tại sao người ta lại ví Trung Quốc như cái bánh khổng lồ bị chia cắt như vậy? Gợi ý: + Vào cuối thế kỉ XIX - đấu thế kỉ XX, Trung Quốc như một miếng mồi béo bở khiến các nước đế quốc phải tranh chấp, giành giật lẫn nhau, nhưng đó lại là “chiếc bánh khống lổ” mà không một đế quốc nào có thể “nuốt” trọn một mình, buộc phải chia xẻ với nhau. + Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn bị cắt rời từng phần. Ngồi xung quanh là 6 người với chiếc dĩa trong tay, từ trái qua phải là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tống thống Mỹ và Thủ tướng Anh đương thời. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX a. Quá trình xâm lược của các nước đế quốc - Giữa thế kỉ XIX: + Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé. + Lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh gây chiến với Trung Quốc (Chiến tranh thuốc phiện). → Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh. - Nửa sau thế kỉ XIX: + Các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. + Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa. | ||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Cách mạng Tân Hợi (1911) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.2, 14.3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.61, 62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV giới thiệu thêm cho HS về Tôn Trung và chủ nghĩa Tam dân của ông (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, một số hạn chế của Cách mạng Tân Hợi theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sau cuộc cách mạng Tân Hợi, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Cách mạng Tân Hợi (1911) Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.
| ||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ TÔN TRUNG SƠN VÀ CHỦ NGHĨA TAM DÂN CỦA ÔNG
2. Chủ nghĩa Tam Dân là cương lĩnh chính trị do Tôn Trung Sơn đề xuất, với tinh thần biến đất nước Trung Hoa thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. 3. Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam. Thế hệ các nhà cách mạng Việt Nam, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho tới Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Tam Dân Chủ nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh Hội do Tôn Trung Sơn sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Tiêu ngữ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc được Hồ Chí Minh lấy từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn vẫn được nhà nước Việt Nam dùng cho đến nay.
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Nêu được nội dung chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.4, mục Em có biết, thông tin trong mục 2a SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nội dung chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.5, Tư liệu 2, thông t9n mục 2b SGK tr.64, 64 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1: Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS chuẩn bị trước phần tìm hiểu về Thiên hoàng Minh Trị ở nhà. - GV cùng HS tìm hiểu vài nét về Thiên hoàng Minh Trị: + Vua Mút-su-hi-tô lên kế vị vua cha vào năm 1867, khi mới 15 tuổi, hiệu là Minh Trị. + Nhà vua là người rất thông minh, dũng cảm, sớm quan tâm chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người. + Tháng 1 - 1868, Thiên hoàng ra lệnh truất quyền Sô-gun (người đứng đầu Mạc phủ) và thành lập chính phủ mới, thủ tiêu chế độ Mạc phủ. + Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ theo con đường của các nước phương Tây để phát triển đất nước. Thiên hoàng Minh Trị mới 16 tuổi, trong hành trình từ Kyoto về Tokyo vào cuối năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị (ảnh màu) trong sách Tenno Yondai No Shozo - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.4 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh có liên quan đến cuộc Duy tân Minh Trị (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 2a SGK tr.63 và cho biết: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa gì? - GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi cho HS thảo luận cặp đôi: Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung chính, kết quả và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. - GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX a. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) - Nội dung chính và kết quả: + Chính trị: · Thành lập Chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ. · Ban hành Hiến pháp năm 1889, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. · Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền. + Kinh tế: · Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tự do kinh doanh. · Xây dựng đường sá, cầu cống. + Quân sự: · Tổ chức, huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây. · Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí. · Học tập chuyên gia quân sự nước ngoài. + Giáo dục: · Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. · Cử học sinh ưu tú du học phương Tây. - Ý nghĩa: + Như một cuộc cách mạng tư sản, đua Nhật phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học, kĩ thuật. + Giữ vững nền độc lập. + Trở thành nước tư bản chủ nghĩa. | |||||||||
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ (1868)
Trả lời câu hỏi mở rộng: - Đầu năm 1868, chính quyền phong kiến của Sô-gun đã chuyển sang quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị. - Những cải cách “Âu hoá” về hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, lập quân đội thường trực theo chế độ nghĩa vụ quân sự. - Thực chất cải cách năm 1868 ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản, do liên minh quý tộc - tư sản tiến hành “từ trên xuống” còn có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công, thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, giữ vững được độc lập, chủ quyền trước làn sóng xâm lược của đế quốc phương Tây. | ||||||||||
Nhiệm vụ 2: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 2 và trả lời câu hỏi: Tư liệu 2 giúp em biết thông tin gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? + GV hướng dẫn HS tìm những từ/cụm từ thể hiện tình hình Nhật Bản: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn; xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng; công nghiệp gang thép, công nghiệp điện tăng trưởng mạnh; những tập đoàn tư bản Nhật Bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài,… → Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ quốc phòng, các tập đoàn tư bản lớn trong nước cũng đầu tư ra nước ngoài để tăng sức cạnh tranh và mở rộng bành trướng cho đế quốc Nhật. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 14.5, thông tin mục 2b SGK tr.63, 64 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV cung cấp thêm cho HS thông tin, hình ảnh: Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản
+ Công ti Mít-xưi: Lúc đầu, đây là hãng buôn ra đời vào thế kỉ XVII, vì tích cực ủng hộ Nhật hoàng nên được hưởng nhiều đặc quyền. Vào đầu thế kỉ XX, công ti này đã nắm nhiều ngành kinh tế lớn, quan trọng như khai mỏ, điện, dệt.... Công ti Mít-xưi chi phối đời sống xã hội Nhật Bản đến mức như một nhà báo kể lại: “Anh có thể đi đến Nhật trên tàu thuỷ của hãng Mít-xưi, tàu chạy bằng than đá của Mít-xưi, cập bến của Mít-xưi; sau đó đi tàu do Mít-xưi đóng; đọc sách do Mít-xưi xuất bản, dưới ánh sáng bóng điện do Mit-xưi chế tạo;... Tập đoàn Mít-xưi ngày nay Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diên 1 – 2 HS trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận. | b. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Kinh tế: + Ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp. + Nhiều công ti độc quyền xuất hiện giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Ngoại giao: thi hành chính sách xâm lược, giành thắng lợi trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). - Mở rộng thuộc địa: mở rộng ra bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông,...
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác