Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta ở:
Mảnh ghép số 2: Thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn là nội dung bản hiệp ước nào mà Triều đình Nguyễn đã kí với Pháp?
Mảnh ghép số 3: Nhà nho đã dùng thơ văn để lên án tội ác của giặc Pháp và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân là:
Mảnh ghép số 4: Vị Tổng chi huy quân đội Triều Nguyễn chống giặc Pháp xâm lược trên khắp ba miền đất nước là:
Mảnh ghép số 5: Trương Định được nhân dân suy tôn là:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: C | Mảnh ghép số 2: A | |
Mảnh ghép số 3: B | Mảnh ghép số 4: A | Mảnh ghép số 5: D |
- GV trình chiếu và giới thiệu Mảnh ghép lịch sử: Năm 1836, trên một gốc nền thành Phiên An cũ, vua Minh Mạng cho xây dựng thành Gia Định (còn gọi là thành Phụng) với chu vi gần 2 000 mét. Ngày 17/2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công và chiếm thành Gia Định. Đây là tòa thành đầu tiên bị thất thủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX.
Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam diễn ra như thế nào? Nhân dân Việt Nam đã kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ra sao? Các tầng lớp quan lại, sĩ phu đã đưa ra kế sách gì để giúp đất nước thoát khỏi họa xâm lăng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.
Hoạt động 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874
- Nêu được những nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.
- Nêu được khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1962 đến năm 1874.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 17.1, 17.2, Tư liệu 1, thông tin mục 1a SGK tr.75, 76 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862).
- GV yêu cầu HS làm cá nhân, khai thác Hình 17.3 – 17.6, thông tin mục 1b SGK tr.77 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1962 đến năm 1874.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS cả lớp xem video: Thực dân Pháp xâm lược nước ta: https://www.youtube.com/watch?v=KtOYUJF2lBE - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam. - GV dẫn dắt và nhắc lại kiến thức của bài học trước: Nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam: + Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông. + Cuộc khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến Nguyễn đầu thế kỉ XIX – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực. + Từ khi bị Anh gạt khỏi Ấn Độ (1822) và thời kì Đế chế II (1852) khi Na-pô-lê-ông III lên ngôi, thực dân Pháp đã sử dụng các phần tử Công giáo phản động đi trước một bước, lấy cớ bảo vệ đạo, Pháp đã liên minh với Tây Ban Nha tiến đánh nước ta. - GV hướng dẫn cho HS xác định vị trí Đà Nẵng trên bản đồ, giới thiệu về tầm quan trọng chiến lược của cảng Đà Nẵng đối với Huế và khu vực Biển Đông: Bản đồ Việt Nam năm 1857 Bản đồ Việt Nam ngày nay Vị trí địa chính trị của cảng Đà Nẵng + Tháng 9/1858, liên quân Pháp Tây – Ban Nha đánh chiếm bản đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rồi đán vào đất liền tìm cách vượt qua đèo Hải Vân lên Huế. + Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm địa điểm tấn công đầu tiên vì: · Đà Nẵng có vị trí quân sự quan trọng, hải cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu chiến triển khai. · Theo cách nhìn của giới quân sự Pháp, Đà Nẵng là cổ họng của Huế, chỉ cách Huế 100 km về phía Nam. Nếu chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 17.1, 17.2 SGK tr.75, 76; hình ảnh, video do GV cung cấp và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862). Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858 Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng: https://www.youtube.com/watch?v=RE48yQHcgiM - GV khuyến khích các nhóm thảo luận và trình bày dưới hình thức: + Một HS diễn tả hành động xâm lược của thực dân Pháp. + Một HS diễn tả hoạt động chống Pháp tương ứng của quân và dân ta. - GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi: Những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí kết Hiệp ước 5/6/1862? - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 1 SGK tr.76, hình ảnh do GV cung cấp và cho biết: Nêu suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc. Đoàn sứ thần Phan Thanh Giản (Nhà Nguyễn) cùng Đoàn sứ thần Bonard ( Đệ Nhị Đế chế Pháp) ký vào Hiệp ước Nhâm Tuất Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863 - GV nêu câu hỏi gợi mở: + Chỉ ra những điều khoản mà Triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ cho thực dân Pháp. (Gợi ý: thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu quan). + Hiệp ước 1862 vi phạm chủ quyền nước ta như thế nào? (Gợi ý: cắt đất cho giặc). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS nêu những nét chính về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862) theo hình thức GV đã gợi ý. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu suy luận về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc: + Triều đình chính thức đầu hàng Pháp. + Triều đình Nguyễn từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. + Thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến đã phản bội một phần lợi ích dân tộc. + Làm mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874 a. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862) - Ngày 1/9/1858: + Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng. + Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt. → Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Tháng 2/1859: + Quân Pháp kéo vào chiếm thành Gia Định, đánh rộng ra. + Quân triều đình chống cự yếu ớt, tan rã. + Nhân dân địa phương tự động nổi lên lánh giặc. - Năm 1860: Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân xây dựng Đại đồn Chí Hoà, tổ chức phòng thủ. - Ngày 24/2/1861: + Quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà, mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì. + Quân triều đình kháng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ. + Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ết-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12 - 1861). - Cuối tháng 3/1862: + Quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. + Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. | ||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến (1862 – 1874) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 17.4 SGK tr.77 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định. Hình 17.4. Nhân dân suy tôn Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên soái (tranh vẽ) - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS những điểm cần mô tả trong bức tranh: + Địa điểm. (Tại một vùng nông thôn ở Nam Bộ xửa, có một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, có bức trướng ghi dòng chữ Bình Tây Đại Nguyên soái). + Số lượng. (Đông đảo các tầng lớp nhân dân có mặt, người đứng thành nhiều vòng, nhiều lớp, gương mặt phấn chấn hướng về và ủng hộ chủ soái Trương Định). + Không khí buổi lễ. (Giản dị nhưng trang nghiêm, có người đại diện Trịnh Trọng dâng kiếm lệnh cho Trương Định). - GV tổ chức cho HS cả lớp thành 2 nhóm, thực hiện hoạt động đóng vai: Nhân dân suy tôn Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên soái. - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 17.3 – 17.6, thông tin mục 1b SGK tr.77 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1962 đến năm 1874.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV cung cấp thêm một số tư liệu, hình ảnh về phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì (1862 – 1874) (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874? + So sánh thái độ, hành động của nhân và của triều đình phong kiến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi khai thác 17.4: Sau khi Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý giao ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, triều đình ra lệnh cho Trương Định phải ngừng chiến đấu và giải tán nghĩa quân. Đứng trước sự bạc nhược của triều đình, Trương Định càng thêm quyết tâm, kiên quyết chống lệnh và cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Pháp tại Gò Công. Nhờ lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình, ông được nhân dân suy tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái. Lúc đó, nghĩa quân theo ông đã có khoảng 6 000 người và được nhân dân rất ủng hộ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874 theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận: + Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau năm 1862 tuy gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì, bền bỉ. Tính chất cuộc kháng chiến gần như đã bao hàm 2 nhiệm vụ, chống thực dân xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. + Thái độ, hành động của nhân và của triều đình phong kiến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến (1862 – 1874) Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2. | ||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ TỪ NĂM 1862 ĐẾN NĂM 1874
Tư liệu: Về động cơ kháng chiến và khí thế chống giặc của những “dân ấp, dân lân” Nam Bộ, trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc “Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phổng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ. …Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chỉ nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hà trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ....”.
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lan rộng ra cả nước (1873 – 1884)
- Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.
- Nêu được những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ra ở Bắc Kì.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 17.1, Tư liệu 2, thông tin mục 2a SGK tr.78 và hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3:
+ Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.
+ Em đánh giá thế nào về việc Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?
- GV yêu cầu HS làm việc 6 nhóm, khai thác Hình 17.8, 17.9, SGK tr.79, 80 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì.
+ Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ: Tại sao đến năm 1873, quân Pháp ở Nam Kì triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc Kì? - GV cung cấp thông tin về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874): + Thực dân Pháp: · Củng cố các vùng đất mà chúng đã chiếm được: thiết lập bộ máy cai trị, thuế khoá, bắt đầu cho xây dựng thành phố Sài Gòn, làm cầu tàu, xưởng sửa chữa tàu biến, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, cướp ruộng đất của nông dân, mở trường thông ngôn đào tạo tay sai người Việt, ra báo tiếng Việt và tiếng Pháp để tuyên truyền, vận động chính giới Pháp sửa đối Hiệp ước 1862,.... · Ráo riết chuẩn bị dư luận cho hành động chiến tranh mới xâm lược toàn bộ Việt Nam. + Tình hình Triều đình Huế: ngày càng bi đát, suy yếu, kinh tế khó khăn. · Nông nghiệp không được chăm sóc, đê điều sạt lở, thiên tai liên miên. · Chính sách bế quan toả cảng vẫn được duy trì. · Tài chính thiếu hụt trầm trọng. Bản đồ Hà Nội trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 17.1, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.78 và trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 1 SGK tr.78 và trả lời câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về việc Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành Phiếu bài tập số 2, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta theo Phiếu học tập số 2. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đánh giá về việc Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp: + Triều đình và Pháp hòa hoãn với những điều khoản nặng nề, có hại cho cuộc kháng chiến chống Pháp; chủ quyền dân tộc bị chia cắt; tạo điều kiện để Pháp thực hiện các bước xâm lăng tiếp theo. + Việc kí Hiệp ước 1874 là một tính toán thiển cận của Triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ của nhà Nguyễn. + Việc thừa nhận cho Pháp chiếm cả sáu tỉnh Nam Kì, chịu lệ thuộc Pháp về ngoại giao, ngoại thương chính là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu anh dũng đến khi bị thương và bị giặc bắt, ông quyết tuyệt thực để bảo toàn khí tiết. Dù quân ta nổi lên kháng chiến ở khắp nơi nhưng cuối cùng cùng vẫn thất bại. Đây là thất bại của đường lối chính trị bạc nhược và chính sách quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lan rộng ra cả nước (1873 – 1884) a. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874) Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.
| ||||||||||||
HÌNH ẢNH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873 – 1874)
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác