Soạn mới giáo án Ngữ văn 10 cánh diều bài Văn bản 1- Xúy vân giả dại

Soạn mới Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều bài Văn bản 1- Xúy vân giả dại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 3. KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..

Số tiết: tiết

 ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. XÚY VÂN GIẢ DẠI

_____Trích chèo Kim Nham ____

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nắm được một số nét đặc trưng của nghệ thuật chèo truyền thống thể hiện qua đoạn trích trên các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại (tính vô danh và phương thức lưu truyền đã được nhắc đến trong phần Tri thức ngữ văn).

- Hiểu được: văn bản ngôn từ thể hiện tích truyện là yếu tố quan trọng nhất làm nền cho toàn bộ hoạt động biểu diễn của một vở chèo.

- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Xúy Vân.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xúy Vân giả dại;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xúy Vân giả dại;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Xúy Vân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Xúy Vân giả dại.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS để HS nhận biết được một số vở chèo và các nhân vật trong vở chèo đó.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về các vở chèo và nhân vật trong vở chèo đó.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi mang tên Đi tìm nhân vật.  Yêu cầu HS nhận xét điểm  chung của các nhân vật tìm thấy, bộc lộ cảm xúc, ấn tượng của bản thân về các nhân vật đó.

Nhiệm vụ

Đáp án

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Đây là những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của nhân vật nào?

Thuý Kiều

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cò Ngu mĩ. Nhuợc bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng, dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Đây là lời than của nhân vật nào?

Vũ Thị Thiết

(Vũ Nương)

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mành tình san sẻ tí con con

Đây là tiếng lòng của ai?

Cái “tôi” trữ tình Hồ Xuân Hương / người phụ nữ,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi, nhìn vào hình ảnh, đoán tên và các nhân vạt trong vở chèo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt:

- GV đưa ra nhận xét: Họ đều là những người phụ nữ thời phong kiến trong các tác phẩm văn học trung đại, có những phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời nhiều hẩm hiu, sóng gió…

- GV dẫn dắt vào trích đoạn Xúy Vân giả dạiTiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một lớp chèo trong vở chèo cuối cùng được nhắc đến trong trò chơi vừa rồi. Đó là lớp chèo Xúy Vân giả dại trong vở chèo Kim Nham.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản Xúy Vân giả dại và hiểu được những nét cơ bản của chèo Kim Nham.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chèo Kim Nham và lớp chèo Xúy Vân giả dại.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến chèo Kim Nham và lớp chèo Xúy Vân giả dại.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS theo dõi phần Tri thức ngữ văn, giới thiệu những nét cơ bản về nghệ thuật chèo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời 1 HS đọc phần Chuẩn bị để nắm bắt được vở chèo Kim Nham.

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, vẽ sơ đồ thể hiện diễn biến chính của tích trò.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đặt câu hỏi:

+ Vở chèo thể hiện nội dung gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- Vở chèo Kim Nham khi được biểu diễn, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời. Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,…

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại chèo

 

- Chèo cổ (còn gọi là chèo sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Nội dung: Chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến; ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người; phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thân nhân văn.

- Kịch bản chèo (tích chèo) là phân nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tâm, nghiên cứu,... ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...

2.  Diễn biến chính của tích trò Kim Nham

- Kim Nham là một học trò, kết duyên với Xúy Vân.

- Kim Nham tiếp tục lên kinh ứng thí, Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn

-  Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn, Trần Phương tán tỉnh Xúy Vân.

-  Xúy Vân giả điên để thoát khỏi Kim Nham.

- Kim Nham chạy chữ cho Xúy Vân.

- Chạy chữa không được, Kim Nham đành để Xúy Vân tự do.

- Xúy Vân tìm đến Trần Phương nhưng bị Trần Phương quay lưng.

- Xúy Vân hóa điên thật.

2. Đặc điểm của chèo Kim Nham

- Nêu cao bài học đạo lí khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Hội tụ được những tinh hoa của nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và đoạn kết thúc số phận bi kịch của nàng.

- Các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu được sử dụng:

+ Lối nói: vỉa, nói lệch, nói điệu sử rầu

+ Làn điệu: điệu sa lệch, hát quá giang, hát ngược, hát điệu con gà rừng.

+ Vũ điệu: điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…

+ Chỉ dẫn sân khấu: đế

 

-----------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 10 cánh diều bài Văn bản 1- Xúy vân giả dại

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 10 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 10 mới cánh diều bài Văn bản 1- Xúy vân giả dại, giáo án soạn mới ngữ văn 10 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay