Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ca Huế trên sông Hương
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ca Huế trên sông Hương
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Yêu thương, sự gắn bó với cảnh sắc quê hương với cuộc đời
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
https://www.youtube.com/watch?v=Oa2dSyOYCsY&t=189s
( từ giây 0 đến 3’08s)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về xuất xứ tác phẩm và bố cục đoạn trích Ca Huế trên sông Hương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Trình bày hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ tác phẩm? + Bố cục của đoạn trích chia thành mấy phần? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ tác phẩm - Tác giả: Hà Ánh Minh - Là nhà báo nổi tiếng với nhiều tác phẩm kí xuất sắc. - Ca Huế trên sông Hương được đăng trên báo “Người Hà Nội” 2. Bố cục tác phẩm - Bố cục: 2 đoạn + Đoạn 1: từ đầu đến “lí hoài nam”: Giới thiệu sơ lược một số làn điệu dân ca Huế. + Đoạn 2: còn lại: Đêm nghe ca Huế trên sông Hương.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: + Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người? + Ca Huế được trình diễn trong thời gian, không gian đặc biệt nào? Theo em thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế? + Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì? + Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận… trong văn bản? + Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế? - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trình bày những đặc sắc về ngôn ngữ hình ảnh của đoạn trích ca Huế trên sông Hương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.
| II. Khám phá văn bản Câu 1: + Các điệu hò xứ Huế dù ngắn hay dài đều là những thứ trọn vẹn nhất mà nười dân muốn gửi gắm. + Các điệu chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp…. ná nức nồng hậu tình người. + Hò lơ, hò ô, xay lúa hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. + Hò Huế thể hiện lòng khao khát nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế…. ð Có thể nói các điệu hò xứ Huế là một trong những thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nó gắn liền với đời sống lao động của con người. Câu 2: + Thời gian, không gian: Ca Huế thường được biểu diễn vào ban đêm, trên một con thuyền rồng, giữa dòng sông Hương. + Thời gian không gian ấy góp phần giúp cho việc thường thức ca Huế trở nên sinh động, lãng mạn. Câu 3: + Ca Huế được hình thành nuôi dưỡng tư dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. + Nguồn gốc đó mang lại cho ca Huế vẻ đẹp đặc biệt: phong phú, đa dạng, vừa sôi nổi tươi vui lại trang trọng, uy nghi từ khúc điệu, thể điệu đến âm hưởng lời ca…. Câu 4: Việc kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, nghị luận trong VB có tác dụng giúp người đọc hiểu nguồn gốc, đặc điểm, cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế, thể hiện được tình cảm thái độ của người viết và nhấn mạnh vị trí ý nghĩa của ca Huế. Câu 5: Tác giả thể hiện tình yêu niềm tự hào về một sản phẩm văn hóa độc đáo là thái độ nâng niu trân trọng và ý thức giữ gìn tôn vinh những di sản tinh thần quý giá của quê hương đất nước. II: Kết luận theo thể loại - Ngôn ngữ + Giàu hình ảnh, giàu biểu cảm thấm đẫm chất thơ + Miêu tả âm thanh cảnh vật con người sinh động. - Hình ảnh + Hình ảnh chân thực, sống động thể hiện sự am hiểu cũng như tìm tòi chuyên sâu về thể loại cũng như cách thức trình diễn của ca Huế.
|
------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác