Soạn mới giáo án Văn 8 KNTT bài 1 văn bản 2: Quang Trung đại phá quân Thanh

Soạn mới Giáo án văn 8 kết nối bài văn bản 2: Quang Trung đại phá quân Thanh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT   : VĂN BẢN 2: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • Nhận biết và củng cố được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • HS biết kết nối VB với trải nghiệm cá nhân, từ đó bồi đắp cho mình tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc niềm kính trọng đối với những người anh hùng của dân tộc.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  3. KHỞI ĐỘNG
  4. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực Quang Trung đại phá quân Thanh
  5. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về những anh hùng dân tộc mà em biết
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về những vị anh hùng dân tộc mà em biết và ấn tượng
  7. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy kể tên một số nhân vật anh hùng dân tộc mà em biết? Trong những nhân vật đó em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu tên về các nhân vật anh hùng dân tộc và lí do vì sao em thích họ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Một số vị anh hùng dân tộc mà em biết bao gồm có: Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh.
  • GV mở đoạn video về Quang Trung Nguyễn Huệ. (1’45s đến 3’15s)

https://www.youtube.com/watch?v=j9g3N9li0O8

  • GV dẫn dắt vào bài: Để nói về các vị anh hùng dân tộc thì không thể nào không nhắc đến Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Một vị Vua anh minh, người đã góp công đánh tan quân Thanh xâm lược và cuộc hành quân thần tốc của ông đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho thế hệ sau. Hãy cùng tìm hiểu về tài cầm binh của ông qua văn bản 2- Tiết 1 - Quang Trung đại phá quân Thanh.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
  4. Tổ chức thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

               DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

+ Hãy trình bày hiểu biết của em về nhóm tác giả Ngô gia văn phái và tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống chí?

+ Bối cảnh lịch sử để diễn ra trận đánh lịch sử của Quang Trung Nguyễn Huệ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Đây

- Đây là một dòng họ lớn có truyền thống nghiên cứu và sáng tác văn chương với những tên tuổi tiêu biểu như: Ngô Thì Ức (1709 -736), Ngô Thì Sĩ (1726 -1780), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Ngô Thì Chí ( 1753 -1788), Ngô Thì Du (1772 -1840), Ngô Thì Hương (1774 -1821)….

2. Tác phẩm

- Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi gồm có 17 hồi.

- Dựa vào việc ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực và tác phẩm đã phản ánh những biến động của lịch sử nước ta từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX trong đó tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

- Đồng thời nó góp phần ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.

3. Bối cảnh lịch sử diễn ra trận đánh

Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788) Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc tuyển thêm quân.

Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc, đạo quân do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng vào Thăng Long. Ông đã chỉ huy quân lính đánh tan quân Thanh.

                                                                         

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Bố cục tác phẩm và sự kiện lịch sử

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

Trình bày bố cục đoạn trích và nội dung từng phần?

+ Có những sự kiện lịch sử nào được nhắc đến trong bài?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Nhân vật Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

Khi nghe tin quân Thanh xâm lược nước ta thái độ và hành động của Bắc Bình Vương ra sao? Điều đó cho thấy điều gì ở nhân vật này?

+ Hình tượng của Vua Quang Trung trong đoạn trích cho em cảm nhận gì? Người viết thể hiện cả hứng như thế nào đối với vị anh hùng dân tộc này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhân vật Vua Lê Chiêu Thống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  Dựa vào phần chuẩn bị tại nhà em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

Nhân vật Lê Chiêu Thống hiện lên với những chi tiết nào?

+ Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật này?

+ Đặt trong sự so sánh giữa hai nhân vật Vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề đoạn trích?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Nhiệm vụ 4: Yếu tố đặc trưng của thể loại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  Dựa vào phần chuẩn bị tại nhà em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được sử dụng? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

 

.

I. Bố cục tác phẩm và sự kiện lịch sử

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788: Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua thân chinh đi dẹp giặc.

+ Phần 2: Tiếp theo đến tiến binh đến Thăng long rồi kéo vào thành: Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung

+ Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của Vua tôi Lê Chiêu Thống.

-         Sự kiện lịch sử

+ Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc tiêu diệt quân Thanh

+ Đêm 30 Tết bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi

+ Đêm mùng 5 Tết quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi

+ Quân Thanh thảm hại, Tôn Sĩ NGhị và Lê Chiếu Thống tháo chạy.

III.  Nhân vật Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

-        Khi nghe Tin quân Thanh xâm lược nước ta

+ Bắc Bình Vương giận lắm, cho họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.

+ Lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc dẹp giặc.

+ Trưng cầu ý kiến của người hiền tài

+ Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, yên ủi quân lính vạch ra kế hoạch đánh giặc.

ð  Thể hiện Quang Trung là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành động mạnh mẽ dứt khoát, tự tin, điều khiển tướng tài tình, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần quyết chiến quyết thắng.

-       Cảm hứng của người viết về nhân vật Vua Quang Trung

-        Ở phần đầu của văn bản, Vua Quang Trung hiện lên là một người chính trực, thẳng thắn hành động quyết đoán, sáng suốt nhạy bén.

-        ở phần 2 Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, có tài cầm quân, tiên đoán chính xác, dùng binh  biến hóa, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

-        Tác giả không giấu nổi giọng điệu ngợi ca khi nói về trí tuệ, chiến lược của Vua Quang Trung. Yêu nước, tự hào dân tộc – đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của các tác giả khi xây dựng nhân vật người anh hùng kiệt xuất này. Mặc dù Ngô gia văn phái là những cựu thần chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng là những tri thức có lương tâm họ đã nhìn lịch sử bằng cái nhìn khách quan, trung thực. Vì thế qua ngòi bút của tác giả, Ông Vua nhà Lê trở nên hết sức hèn hạ, nhu nhược, ngược lại, hoàng đế Quang Trung hiện ra với những phẩm chất của một anh hùng dân tộc.

IV.           Nhân vật Vua Lê Chiêu Thống

Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín đưa Thái Hậu ra ngoài.

+ Chạy bán sống bán chết

+ Cướp thuyền dân

+ Mấy ngày không ăn đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị.

+ Vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.

ð Thể hiện sự hèn nhát, vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.

ð Hành động “rước voi giày mả tổ” khiến Lê Chiêu Thống mất tư cách của bậc quân vương. Qua đó tác giả tỏ thái độ phê phán một cách nghiêm khắc đối với nhân vật này.

-        Sự đối lập giữa Vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống

+ Vua Quang Trung: oai phong mạnh mẽ, giàu tinh thần tự tôn dân tộc, xông pha trận mạc là nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng.

+ Lê Chiêu Thống: kẻ hèn nhát, vì sự sống của bản thân mà sẵn sàng bán nước

+ Quân Tây Sơn dũng mãnh trên dưới một lòng, chiến đấu xả thân vì nghiệp lớn sức mạnh vô địch chiến thắng vang dội còn quân Thanh nhục nhã giẫm đạp lên nhau chạy trốn.

ð    Thể hiện đô đậm nhấn mạnh chủ đề của đoạn trích. Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã ngợi ca người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thân tốc đại phá quân Thanh đồng thời phê phán tố cáo những kẻ bán và cướp nước.

IV: Đặc trưng của thể loại

-       Bối cảnh: Đoạn trích đã tái hiện những sự kiện nhân vật có thật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể: đó là hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ với chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) đánh tan 29 vạn quân Thanh. Nhờ khả năng tưởng tượng hư cấu và miêu tả của nhà văn bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt người đọc

-       Nhân vật: Thế giới nhân vật trong đoạn trích khá phong phú. Trong đó tác giả tập trung khắc họa các nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng các vị tướng cầm quân – những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân tộc trong đó, Quang Trung, Lê Chiêu Thống là những nhân vật tiêu biểu. Được khắc họa một cách sinh động rõ nét, hai nhân vật đó thể hiện khá đầy đủ cách nhìn nhận, lí giải về lịch sử của tác giả.

-       Cốt truyện

Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã từng xảy ra, tuy nhiên đã được tái tạo hư cấu sắp xếp dưới dạng dụng ý nghệ thuật để thể hiện chủ đề tư tưởng.

+ Xâu chuỗi các sự kiện ta sẽ hình dung rõ ràng cốt truyện của đoạn trích: Được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long => Nguyễn Huệ liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay=> lên ngôi Hoàng đế đốc thúc đại binh ra Bắc dẹp giặc=> Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết=> Vua tôi nhà Lê hết hồn hết vía tìm đường bỏ trốn.

+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các nhân vật được miêu tả khá thành công phù hợp với đặc điểm của thời đại, vị thế xã hội và tích cách từng nhân vật.

 

------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án Văn 8 KNTT bài 1 văn bản 2: Quang Trung đại phá quân Thanh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 8 kết nối mới, soạn giáo án văn 8 mới KNTT bài văn bản 2: Quang Trung đại phá quân Thanh, giáo án văn 8 kết nối

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay