Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH
MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
- HS nắm được cấu trúc của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- HS viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên bằng cách huy động hợp lí các trải nghiệm cá nhân và kiến thức thu nhận được qua các bài học trong chương trình, qua những tài liệu tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi:
Em hãy chia sẻ (với cô và cả lớp) về những hiện tượng tự nhiên mà em biết. Hãy chọn lấy một hiện tượng và em có hiểu biết gì về hiện tượng đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS
* Gợi ý trả lời:
+ Những hiện tượng tự nhiên mà em biết là lốc xoáy, sao băng, lũ lụt, …
+ Em sẽ đưa ra những hiểu biết của em về hiện tượng lốc xoáy. Theo những thông tin em được biết thì lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Đối với những trận lốc xoáy mạnh thì có thể cuốn bay cả những chiếc ô tô, những căn nhà kiên cố, phá hủy những cây cầu... và cuốn theo cả con người, con vật trên đường đi.
+ …
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong đời sống, không ít lần ta gặp các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, có khi kì thú, có khi đáng lo ngại. Đối diện với chúng, trong ta nảy sinh nhu cầu giải thích nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá, chinh phục. Viết bài văn thuyết minh thể hiện nội dung này thực sự là một trải nghiệm thú vị, tạo cho em cơ hội chia sẻ với mọi người những hiểu biết bổ ích có được qua khảo sát, nghiên cứu riêng hoặc qua tiếp nhận những thông tin đáng tin cậy từ các tài liệu khoa học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên phải đáp ứng được các yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích (Khi nêu được hiện tượng tự nhiên, cần gọi đúng tên của nó, hoặc theo cách định danh phổ biến của cộng đồng, hoặc theo đề xuất của các nhà khoa học) - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích (Khi nêu các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên, tránh lạm dụng bút pháp miêu tả - biểu cảm vốn thuộc đặc trưng cơ bản của văn bản văn học) - Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn (Khi nêu căn cứ để giải thích hiện tượng tự nhiên, có thể cân nhắc dùng các cụm từ như: Qua khảo sát…; Theo các nhà khoa học…; Kết quả khảo cứu cho thấy…) - Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người. (Khi nêu tác động, ảnh hưởng của hiện tượng tự nhiên, cần chú ý phản ứng của con người trên các phương diện như: nhận thức, thái độ, hành động, …) |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Ghềnh Đá Đĩa - GV yêu cầu HS vừa đọc văn bản, vừa đối chiếu với nội dung trong các thẻ chỉ dẫn, ghi chép vắn tắt những thông tin cần thiết. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3-4 người/nhóm) và trả lời: + Bài viết đã giới thiệu hiện tượng tự nhiên nào? + Các biểu hiện nổi bật của hiện tượng tự nhiên đó là gì? + Bài viết đã giải thích điểm đặc biệt của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học như thế nào? + Thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên đó ra sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng. | 2. Phân tích văn bản tham khảo - Giới thiệu hiện tượng tự nhiên: ghềnh Đá Đĩa (hay còn gọi là gành Đá Đĩa) - Các biểu hiện nổi bật của hiện tượng tự nhiên: + … nhìn từ xa, ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ, ánh lên màu đen huyền bí nổi bật giữa một vùng biển trời trong xanh + … hàng chục nghìn cột đá có hình lục giác, hình vuông hoặc hình tròn, lớp nọ xếp nối lên lớp kia, liền khít nhau như có sự sắp đặt của bàn tay con người + … - Giải thích điểm đặc biệt của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học: + Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hoà (Phú Yên)… + Nham thạch từ miệng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau + … - Thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên: ghềnh Đá Đĩa được Nhà nước cấp chứng nhận danh thắng cấp quốc gia và được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác cấp du lịch |
----------Còn tiếp----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác