Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
- HS nhận biết được hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
- HS xác định được chức năng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán, biết vận dụng và tiếp nhận để tạo lập VB
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thành phần biệt lập
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Theo em, các phần in đậm dưới đây có vai trò, tác dụng gì trong câu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trả lời
Những từ in đậm đều không có nhiệm vụ ngữ pháp trong câu, tuy nhiên chúng lại góp phần thể hiện thái độ của người nói (nói viết). Cụ thể:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn
- GV dẫn dắt: Các em thân mến, những từ in đậm trên đều được gọi là “thành phần biệt lập”. Vậy, thành phần biệt lập là gì, có mấy loại thành phần biệt lập và dấu hiệu nhận biết, tác dụng của nó là gì; chúng ta sẽ được tìm hiểu thông qua bài học: “Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập”. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thành phần tình thái và thành phần cảm thán
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau: - Theo em, thế nào là thành phần biệt lập? - Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết và tác dụng của thành phần tình thái? - Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết và tác dụng của thành phần cảm thán? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | Ôn lại kiến thức: Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu: Ví dụ 1: Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy vì tương lai chúng tôi (Trin-gi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên) -> Chắc chắn là thành phần tình thái, thể hiện sự đánh giá về tính chính xác của thông tin được nói đến trong câu Ví dụ 2: Hoạ sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) -> Dường như là thành phần tình thái thể hiện ý không chắc chắn - Thành phần cảm thán: thành phần được dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, …) Ví dụ 1: - Chao ôi, bắt gặp được một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) -> Chao ôi là thành phần cảm thán bộc lộ sự xúc động Ví dụ 2: - Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy? (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) -> Ơ là thành phần cảm thán bộc lộ sự ngạc nhiên |
----------Còn tiếp----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác