Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ta đi tới
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ta đi tới
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi: + Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu? + Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tố Hữu 1920 -2002. - Quê: Thừa Thiên Huế. - Là nhà thơ đồng thời là nhà cách mạng lớn của Việt Nam. - Các tập thể tiêu biểu của ông bao gồm có: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (2000). 2. Tác phẩm - Bài thơ Ta đi tới được in trong tập Việt Bắc. Được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8/1954 thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi. Chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích bài thơ Ta đi tới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Ta đi tới + Bối cảnh lịch sử, không gian, thời gian những sự kiện quan trọng… đã gợi nguồn cảm hứng cho nhà thơ? + Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thự dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao? + Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh khác nào trong đoạn trích? + Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang đến hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả? + Biện pháp lặp cấu trúc “Ai…” ; “ Đường…” có tác dụng gì? + Nhận xét nhan đề bài thơ? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| I. Phân tích bài thơ Câu 1: - Đoạn trích tái hiện không gian rộng lớn trải dài từ các tỉnh vùng miền phía Bắc đến vùng trung du, từ thủ đô Hà Nội đến khu ba, khu bốn, từ các tỉnh vùng Tây Nguyên đến thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Tiền Giang…. + Thời gian được nhà thơ đề cập từ mùa thu CMT8 năm 1945 kéo dài suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đến kết thúc thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Câu 2: Khi nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến “ba ngàn ngày không nghỉ” tác giả bộc lộ niềm xúc động tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta, tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Chính sức mạnh đó tinh thần đó đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đây là sự hòa quyện giữa cảm xúc cá nhân của nhà thơ với cảm xúc cộng đồng. Cái tôi của tác giả cất tiếng nói đại diện cho nhiều cái tôi khác cũng có nghĩa là cái tôi đã vào cái ta. Câu 3: Tố Hữu xây dựng nên hình ảnh “con đường” – một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh này xuất hiện nhiều lần trong bài thơ…Và con đường được nói đến ở đây không chỉ là con đường giao thông nối liền các vùng miền, mà còn là con đường cách mạng, con đường cả dân tộc ta đang vững bước đi lên. Chính vì thế hình ảnh con đường có mối quan hệ chặt chẽ với các hình ảnh khác trong đoạn trích. Đặc biệt là hình ảnh đôi bàn chân điều này không chỉ phù hợp với nhan đề bài thơ mà còn có tác dụng làm nổi bật tinh thần sôi nổi khí thế mạnh mẽ vững vàng của cả dân tộc. Câu 4: Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến trong VB gồm có: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp…. ð Việc xuất hiện của các địa danh như thế có tác dụng biểu thị lòng yêu mến, tự hào của tác giả về sự giàu đẹp của mọi miền đất nước, về sức mạnh của nhân dân và niềm tin tưởng vào tương mai rực rỡ của dân tộc. Câu 5: - Các câu thơ có cấu trúc Ai…. ( Ai qua Phú Thọ/ Ai xuôi Trung Hà/ Ai về Hưng Hóa…..) và Đường…. ( Đường ta rộng thênh thang tám thước/ Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đường qua Tây bắc….) ð Việc lặp lại cấu trúc đó giúp cho VB thêm giàu nhạc điệu và hấp dẫn. Biện pháp tu từ điệp ngữ còn giúp nhà thơ nhấn mạnh niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan cách mạnh khí thế tiến bước đi lên của cả dân tộc. Từ ai là đại từ phiếm chỉ nó không chỉ riêng một người cụ thể nào mà có ý nghĩa khái quát, đại diện cho tất cả mọi người, cho cả cộng đồng cả dân tộc Việt Nam.
|
-----------Còn tiếp-----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác