Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./…
Ngày dạy: …/…/…
- HS nhận biết được câu hỏi tu từ, phân biệt với câu hỏi thông thường và câu hỏi tu từ, nêu được tác dụng của câu hỏi tu từ trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản văn học
- HS biết sử dụng câu hỏi tu từ trong giao tiếp (viết, nói)
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập các thông tin liên quan đến bài thực hành
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập về câu hỏi tu từ
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Em hãy chỉ ra câu hỏi trong đoạn thơ sau đây và cho biết những câu hỏi đó có thực sự dùng để hỏi không? Vì sao?
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trả lời
- Câu hỏi xuất hiện trong các đoạn thơ trên là: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Câu hỏi này không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói và làm tăng thêm sắc thái biểu cảm cho câu thơ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau: - Em hãy nêu những cách nhận biết câu hỏi tu từ? - Em hãy trình bày tác dụng của câu hỏi tu từ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
| I. Ôn lại kiến thức 1. Nhận biết câu hỏi tu từ thông qua các ví dụ Đọc các ví dụ sau: a. Vi dụ 1 - Có đi xem phim với tớ không? - Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập đến thế à? Câu thứ nhất có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng biểu hiện sự từ chối, vậy nên câu thứ hai là câu hỏi tu từ b. Vi dụ 2 Mẹ ơi trên mây có người gọi con: Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” Họ đáp: “Hãy đến nơi tân cùng trái đất đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tân tầng mây". "Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" (Ta- go, Mây và sóng) Câu "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” là câu có mục đích hỏi, "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể lên đó được). Vậy câu "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" là câu hỏi tu từ => Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc, … 2. Tác dụng của câu hỏi tu từ - Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe, làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm - Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học nhằm tăng sắc thái gợi cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm |
----------Còn tiếp-----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác