BÀI 57: LÀM QUEN VỚI PHÉP CHIA – DẤU CHIA (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép chia qua các tình huống “chia đều trong thực tiễn, nhận biết cách sử dụng dấu chia “:”.
- Nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản nêu nhận biết về phép chia, cách sử dụng dấu".” HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc chọn phép chia phù hợp với tranh vẽ, lập luận nêu quan điểm về cách chọn, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác với các chấm tròn, biểu diễn phép chia, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Mỗi HS 10 chấm tròn rời trong bộ đồ dùng học Toán.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép chia
- Trò chơi, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học, giữa giờ học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
------------ Còn tiếp ------------------