Soạn SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Bài tập viết và nói-nghe

Hướng dẫn giải Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Bài tập viết và nói-nghe , sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

II. Bài tập viết và nói-nghe  

Câu 1. Em hiểu thế nào là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật?

Hướng dẫn trả lời:

Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là phân tích, bình luận một tác phẩm văn học hoặc một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng,…Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ về nội dung và hình thức, những ưu điểm, hạn chế của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm được bàn luận.

Câu 2. Đọc phần ngữ liệu bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” (SGK, trang 54-55) và trả lời các câu hỏi:

- Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Nội dung chính của mỗi phần trong văn bản trên là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản trong Bài 2 ra sao? 

- Tác giả đã nêu lên những nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc gì của tác phẩm?

- Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý gì khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật?

Hướng dẫn trả lời:

- Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Văn bản vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” gồm hai phần. Ý chính của phần 1: Nêu lên các thành công chính của vở diễn với diễn xuất của các diễn viên chính Tố Uyên (vai Thúy Kiều) và Tiến Huy (vai Từ Hải). Phần 2: Nêu lên các thành công về lời thoại, vũ đạo, âm nhạc và một số hạn chế của vở diễn. Toàn bộ nội dung của bài viết về vở kịch liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều được học với các đoạn trích Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng là hai đoạn trích khai thác chiều sâu hai nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải, cũng là 2 nhân vật được nói nhiều trong bài viết vở kịch Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường. Như thế, bài viết này góp phần soi sáng thêm cho các văn bản đọc hiểu về Truyện Kiều. Và ngược lại, do đã học Truyện Kiều với các đoạn trích trên, các em sẽ hiểu hơn về nội dung mà bài viết về vở kịch đã đề cập. 

- Tác giả bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” đã nêu lên đặc sắc về nội dung vở diễn, ví dụ: “Vai chính Thúy Kiều do Tố Uyên đảm nhận đã phần nào thể hiện tốt những diễn biến tâm lí phức tạp của Thúy Kiều qua từng câu thơ của Nguyễn Du. Từ ấn tượng về một Thúy Kiều tài sắc với tâm hồn trắng trong khi gặp Kim Trọng, người xem đã xúc động trước sự tủi nhục, chịu đựng một cách bất lực thể hiện qua từng câu thoại và biểu cảm của nàng Kiều trong những phân cảnh chốn lầu xanh hoặc cảnh đánh ghen của Hoạn Thư.”

+ Bài viết cũng nêu lên một số nét đặc sắc nghệ thuật của vở kịch, ví dụ: “Các diễn viên trẻ đóng vai phụ ở tuyến chính như Kim Trọng, Từ Hải hay phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh đều có sự nhập tâm, đem lối diễn cá nhân thổi hồn vào nhân vật mà vẫn trung thành với nguyên tác [...] Các diễn viên đã cảm nhận và thấu hiểu tinh thần nhân vật từ câu chữ của Nguyễn Du, để rồi diễn xuất trên sân khấu theo tưởng tượng của riêng mình.”. 

+ Người viết đã nhận xét, đánh giá về ưu điểm của vở kịch. Ví dụ: “Ngoài sự nhập tâm của các diễn viên, lời thoại, vũ đạo, âm nhạc của vở diễn cũng là một số điểm đáng chú ý. Trước tiên, lời thoại hầu như đã được giản lược các điển cố, điển tích so với nguyên tác. Tuy nhiên, vẫn có sự lồng ghép hợp lí và tự nhiên các câu thơ quen thuộc, nổi tiếng từ trong nguyên tác Truyện Kiều, kết hợp lối nói vần điệu và ngôn từ truyền thống. Đây là cách kết hợp để tác phẩm dễ nghe, dễ hiểu hơn với đông đảo công chúng mà không đánh mất đi hồn cốt quan trọng của tác phẩm.”.

+ Nhận xét về hạn chế của vở kịch, ví dụ: “Nếu có điều gì để tiếc nuối, có lẽ là sự kết hợp chưa thật nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Trong khi âm nhạc của vở kịch để lại ấn tượng với sự kết hợp đa dạng nhưng có chọn lọc của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như chầu văn, tuồng, chèo, thì vũ đạo của vở kịch lại chưa khớp và hơi nhiều hơn mức cần thiết, như sự lặp lại các cảnh múa cánh bướm ở chốn lầu xanh hay màn múa quạt ở một số phân cảnh giới thiệu Từ Hải và Thúy Kiều, cảnh Bạc Hạnh và Bạc Bà lừa Thúy Kiều,... Ngoài ra, vở kịch dường như chưa thật sự mạnh dạn đẩy sự sáng tạo tới mức phá cách, làm điểm nhấn vượt ra khỏi cái khung nội dung đã biết của Truyện Kiều.”. 

- Khi phân tích một tác phẩm cần chú ý nêu lên cả những ưu điểm và hạn chế của tác phẩm ấy. Hoặc cần chú ý đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật thuộc các chuyên ngành khác nhau, nên cần có một số hiểu biết tối thiểu về ngành nghệ thuật ấy,...

Câu 3. Để viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý những gì? 

Hướng dẫn trả lời:

Để viết bài nghị luận phân tích tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ về tác phẩm nghệ thuật được phân tích (đặc điểm thể loại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại,…)

- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua một số chi tiết cụ thể.

- Nêu được nhận xét cá nhân về thành công và hạn chế của tác phẩm.

- Thực hiện các bước theo quy trình tạo lập văn bản.

Câu 4. Tìm hiểu các yêu cầu của đề 1 trong SGK, trang 56: “Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc một pho tượng mà em cho là có giá trị.” theo quy trình bốn bước. 

Hướng dẫn trả lời:

- Xác định bức tranh hoặc pho tượng mà em sẽ phân tích. 

- Tìm hiểu đề văn để xác định các yêu cầu cơ bản trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: vẻ đẹp nội dung, hình thức của bức tranh hoặc pho tượng. 

+ Kiểu văn bản chính: phân tích một số tác phẩm nghệ thuật (bức tranh hoặc pho tượng). 

+ Phạm vi dẫn chứng: nội dung của bức tranh hoặc pho tượng đã chọn. 

- Đọc kĩ yêu cầu viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm nghệ thuật để biết cách viết bài phân tích một bức tranh hoặc pho tượng. 

Câu 5. Chọn một ý của đề bài trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 56); từ đó, viết hai đoạn văn:

(1) Diễn đạt bằng các câu văn suy luận logic. 

(2) Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh. 

Hướng dẫn trả lời:

(1) Diễn đạt bằng các câu văn suy luận logic. 

Trước tình cảnh đầy trớ trêu nơi chốn lầu xanh, trong Thúy Kiều luôn hiện lên bao nỗi niềm đau đớn, xót thương cho thân phận, cuộc đời của mình.

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa.

Câu thơ “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” đã mở ra thời gian ban đêm, khi những cuộc vui đã tàn, đó là thời điểm hiếm hoi Kiều được sống là chính mình, đối diện với chính mình cùng bao nỗi niềm, suy tư, trăn trở. Trong chính khoảnh khắc ít ỏi ấy, Kiều “giật mình” bởi sự bàng hoàng, thảng thốt trước thực tại cuộc sống của mình. Để rồi, sau cái giật mình ấy chính là nỗi thương mình, xót xa cho chính bản thân mình và nỗi thương mình, sự xót xa ấy của Kiều xét đến cùng chính là sự tự ý thức về nhân cách của Thúy Kiều. Trong nỗi niềm xót xa, sự cô đơn đến tột cùng ấy, Thúy Kiều đã đi tìm nguyên nhân để lí giải chúng.

(2) Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh. 

Van Gogh đã vẽ bức Đêm Đầy Sao (Starry Night) vào năm 1889, khi ông đang điều trị trong một trại tâm thần ở Saint Rémy. Điều thú vị là ông đã vẽ bức tranh này từ trí nhớ của mình, và khung cảnh trong tranh được cho là dựa theo bầu trời đêm của Provence. Starry Night có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và có chiều sâu nhất của danh họa. Điều đầu tiên tôi nhận thấy khi ngắm nhìn bức tranh này là bầu trời đêm choáng ngợp, chiếm gần hết hậu cảnh. Các đường xoáy tựa dòng chảy đang chuyển động nhẹ nhàng, dập dìu, dường như đang hợp nhất ở trung tâm tạo thành hình xoắn ốc. Mười một ngôi sao màu vàng rực rỡ trông giống như những quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng toàn bộ khung cảnh. Chúng hoàn toàn tương phản với bầu trời đêm trong mát với nhiều sắc thái xanh lam và xám. Ngoài ra, ở góc trên cùng bên phải còn có vầng trăng lưỡi liềm đang tỏa ra ánh sáng màu cam đậm và còn sáng hơn so với các vì sao. Tầm nhìn ra bầu trời đêm và ngôi làng bị chặn một phần bởi cụm cây hoàng đàn khổng lồ phía trước. Bóng cây to lớn, màu xanh đen nổi bật hẳn so với tông màu nhẹ nhàng chủ đạo của tác phẩm. Những ngôi nhà nhỏ xíu được vẽ kín đáo ở góc dưới bên phải của bức tranh, như hòa với cảnh núi rừng. Kiến trúc của ngôi làng cổ kính, đơn sơ và không có ánh sáng chiếu vào ngôi làng, tạo cảm giác rằng tất cả mọi người ở đó có lẽ đang chìm trong giấc ngủ. Nhìn chung, nét vẽ của ông nặng, dày và có nhịp điệu dồn dập đầy dứt khoát. Vậy nên, tác phẩm tạo cho người thưởng tranh có ảo giác các nét cọ như đang liên tục chuyển động.

Câu 6. Để giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn có hiệu quả, các em cần chú ý những gì?

Hướng dẫn trả lời:

Để giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn có hiệu quả, các em cần chú ý:

- Xác định rõ mục đích, đối tượng người nghe và nội dung tác phẩm cần giới thiệu: tác phẩm văn học hay tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, hội họa,…

- Lựa chọn cách trình bày phù hợp.

- Có thái độ phù hợp, tôn trọng người nghe,…

Câu 7. Dựa vào văn bản ngữ liệu giới thiệu bài hát Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao (SGK, trang 59-60), hãy trả lời các câu hỏi trong ý b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Nội dung của bài hát là gì?

- Hình thức nghệ thuật của bài hát có gì đặc sắc?

- Vì sao em thích bài hát này?

Hướng dẫn trả lời:

- Nội dung của bài hát: ngợi ca vẻ đẹp làng quê và nói lên “lòng căm thù giặc, quân và dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng”. 

- Hình thức nghệ thuật: “Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu van-xơ (valse) nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ. Bài hát gồm có ba lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết, có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai xán lạn.”. 

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều , Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 CD Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Bài tập viết và nói-nghe

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 11 tập 1 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com