Soạn SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài 3 Truyện: Tấm lòng người mẹ

Hướng dẫn giải Bài 3 Truyện: Tấm lòng người mẹ, sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ 

(Trích Những người khốn khổ) 

(HUY-GÔ)  

Câu 1. Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

A. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; điểm nhìn của người kể chuyện 

B. Ngôi thứ nhất số nhiều, người kể chuyện xưng “chúng tôi”; điểm nhìn của người kể chuyện 

C. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật Phăng-tin

D. Ngôi thứ ba; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật Mác-gơ-rít

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án C. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật Phăng-tin. 

Câu 2. (Câu hỏi 3, SGK) Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng? 

Hướng dẫn trả lời:

- Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khốn khổ. Chỉ vì muốn có tiền mua váy len, tiền mua thuốc để chữa chạy bệnh sốt ban và không muốn đứa con tội nghiệp bị tống ra khỏi đường giữa tiết trời lạnh buốt giá, nàng đã gạt bỏ đi hết nỗi lo lắng, sợ hãi, để đi đến quyết định là bán tóc, bán răng và bán dâm.

- “Cái răng, cái tóc là góc con người” ý chỉ vẻ đẹp quyết định ngoại hình của người đó. Nhưng đối với nàng, những điều đó giờ đây không còn quan trọng nữa dẫu biết đầu trơ trụi, nụ cười “rớm máu”, và để lại một lỗ hổng đen. Và khi một lần nữa cuộc đời xô đẩy nàng đến bước đường cùng, nàng đã quyết định “bán nốt vậy”, nàng bán dâm. Mặc dù bế tắc, cùng quẫn là thế nhưng nàng vẫn chỉ luôn nghĩ về đứa con của mình, có thể đánh đổi mọi thứ để con được sống, không khổ sở, đói rét, ốm đau bệnh tật. Qua đây, ta thấy được ở con người nàng, toát lên tình mẫu tử đầy thiêng liêng, cao đẹp và thật đáng trân trọng.

Câu 3. (Câu hỏi 4, SGK) Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể. 

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của tác giả đối với những người khốn khổ, bất hạnh. Đoạn trích chất chứa bao nỗi niềm thống khổ của một số phận có cuộc sống éo le, thể hiện khát vọng về cuộc sống với bao tình yêu thương giữa người với người.

Câu 4. (Câu hỏi 5, SGK) So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này. 

Hướng dẫn trả lời:

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, mang trong mình nỗi thống khổ, số phận đầy bất hạnh. Cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Người thì rạch mặt ăn vạ, chửi bới, người thì chọn đi bán dâm. Nhưng hơn cả, sau những hành động và việc làm ấy, cả hai đều khát khao, mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng.

- Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: một người đã bán linh hồn cho quỷ dữ, bán rẻ nhân phẩm để lấy tiền uống rượu, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, lại nhờ tình yêu của thị Nở mà mong muốn hoàn lương, trở thành người tốt.

+ Phăng-tin: một người người phụ nữ xinh đẹp, có tình yêu thương con sâu sắc, vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

Câu 5. Nêu chủ đề chính và chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích Tấm lòng người mẹ. 

Hướng dẫn trả lời:

Chủ đề chính: Thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, thương xót của tác giả đối với hoàn cảnh của Phăng-tin; ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử ở người phụ nữ này; phê phán xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái. 

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giăng Van-giăng - V. Huy-gô

(SBT Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1, trang 33-37) 

a. Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?

b. Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

c. Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?

d. Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?

e. Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội - văn hóa Pháp thời bấy giờ? 

Hướng dẫn trả lời:

a. Nội dung chính: Giới thiệu nhân vật trung tâm của bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ là Giăng Van-giăng (xuất thân, tính cách, những nỗi thống khổ mà Giăng Van-giăng đã từng trải qua,...) để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện. 

b. 

- Các chi tiết nói về không gian: nơi Giăng Van-giăng sinh ra và lớn lên, nơi anh làm việc và nơi anh bị giam cầm,...

- Các chi tiết nói về thời gian: lúc Giăng Van-giăng còn nhỏ và khi lớn lên; năm 1975, khi Giăng bị đưa ra truy tố về tội ăn trộm, sự kiện chính trị xảy ra năm 1796;... 

→ Góp phần thể hiện hoàn cảnh và tính cách của Giăng Van-giăng: một người nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, bị tù đày cũng chỉ vì “đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì” để mang về cho các cháu đang đói khát. Anh khao khát được tự do nhưng không may mắn, bị tù khổ sai trong một thời gian rất dài. 

c. 

- Nhân vật Giăng Van-giăng là người giàu tình yêu thương và trách nhiệm; chịu nhiều nỗi thống khổ (tù khổ sai). Tù đày đã làm thay đổi Giăng: “Lúc vào tù, Giăng Van-giăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra tù, anh thành người thản nhiên, trơ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối,”. 

- Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn: Nhà văn giới thiệu trực tiếp về nguồn gốc xuất thân của nhân vật; miêu tả và kể các sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhân vật; để nhân vật thể hiện mình qua các hành động; bày tỏ cảm nghĩ về nhân vật. Đây là cách giới thiệu nhân vật mang tính truyền thống. 

- Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng qua việc xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng: tương phản giữa xã hội đầy những bất công, hoàn cảnh sống nghèo khổ với tính cách của Giăng Van-giăng. 

d. 

- Điểm nhìn của người kể chuyện (tác giả) và nhân vật (Giăng Van-giăng). 

- Tác dụng: giúp cho nhà văn có khả năng thâm nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên; đồng thời, tạo cho tác phẩm nhiều giọng điệu đan xen lẫn nhau, phong phú và biến hóa, làm nên sức hấp dẫn đối với người đọc. 

e. Xã hội Pháp đang có những biến động dữ dội, vẫn có nhiều bất công ngang trái, pháp luật cứng nhắc (một người chỉ vì lấy trộm một chiếc bánh mì cho các cháu đang bị đói phải đi tù tổng cộng 19 năm). 

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều , Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 CD Bài 3 Truyện: Tấm lòng người mẹ

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 11 tập 1 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com