Soạn SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài 3 Truyện: Chữ người tử tù

Hướng dẫn giải Bài 3 Truyện: Chữ người tử tù, sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ 

(NGUYỄN TUÂN)  

Câu 1. Truyện Chữ người tử tù sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

A. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; điểm nhìn của người kể chuyện

B. Ngôi thứ nhất số nhiều, người kể chuyện xưng “chúng tôi”; điểm nhìn của người kể chuyện 

C. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của các nhân vật

D. Ngôi thứ ba; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của các nhân vật 

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án D. Ngôi thứ ba; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của các nhân vật.

Câu 2. (Câu hỏi 2, SGK) Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.

- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.

Câu 3. (Câu hỏi 3, SGK) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao. 

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, Huấn Cao là nhân vật mang những phẩm chất tuyệt đẹp của người anh hùng, là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Cái tài, cái đẹp đã chiến thắng trước cái xấu, cái ác, cái dơ bẩn. Thông qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khéo léo bộc lộ tình yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.

Câu 4. (Câu hỏi 6, SGK) Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù. 

Hướng dẫn trả lời:

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là triết lí nhân sinh của truyện Chữ người tử tù?

A. “Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”

B. “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.”

C. “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.”

D. “Trong đề lao, ngày đêm của tử tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài.”

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án A. “Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”.

Câu 6. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Hương cuội - Nguyễn Tuân  

(SBT Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1, trang 25-31) 

a. Xác định đề tài và chủ đề chính của văn bản. 

b. Văn bản trên kể câu chuyện gì? Xác định ngôi kể và điểm nhìn của văn bản. 

c. Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai? Nhân vật có đặc điểm gì?

d. Chi tiết nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Lí giải cụ thể. 

e. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Hương cuội” của văn bản. Qua văn bản, nhà văn thể hiện tình cảm, tư tưởng nào?

Hướng dẫn trả lời:

a. 

- Đề tài: viết về những giá trị / nét đẹp trong nếp sống và sinh hoạt của con người thời xưa: thú chơi hoa lan và uống rượu với kẹo mạch nha bọc đá cuội khi Tết đến). 

- Chủ đề chính: Ca ngợi thú chơi thanh cao, tao nhã của những người như cụ Kép và trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc thời xưa. 

b. 

- Văn bản kể chuyện về gia đình cụ Kép chuẩn bị đón Tết, nhất là việc cụ chăm hoa lan và chuẩn bị làm kẹo mạch nha bọc đá cuội để đãi bạn bè. 

- Ngôi kể: ngôi thứ ba; điểm nhìn: kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và của nhân vật (chủ yếu là của cụ Kép). 

c. Nhân vật chính trong câu chuyện này là cụ Kép. Một số đặc điểm của nhân vật:

- Là một “nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng”

- Là một “kẻ chọn nhầm thế kỉ với hai bàn tay không có lợi khí mới” “riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong”

- Có thú vui uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, lấy cái chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ - những thú vui thanh cao, tao nhã. 

- Giữ gìn nền nếp gia phong… 

d. Tác giả đã khéo léo miêu tả từng cử chỉ và hành động của cụ Kép bằng sự quan sát tinh tế và tỉ mỉ. Điều này thể hiện sự sáng tạo và nghệ thuật trong cách viết, đi từ điều nhỏ nhất trong hành động để làm nổi bật tổng thể nhân vật. Hơn nữa, tác giả còn vận dụng kiến thức uyên thâm, uyên bác để làm sống lại nét văn hóa của dân tộc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, tác giả diễn tả chi tiết từ lúc rửa cuội, bỏ vào nồi kẹo, úp lồng bàn giấy lên chậu hoa đầy kẹo để ủ hương thơm lên kẹo và đến khi các cụ nhắm rượu, thưởng xuân nhai kẹo, làm thơ. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt vời về nét văn hóa dân tộc, khiến cho độc giả cảm nhận được sự sống động và màu sắc của cuộc sống.

e. Nhan đề “Hương cuội”: Hương thơm của kẹo mạch nha bọc đá cuội; hương vị của thú chơi thanh cao, tao nhã. Qua văn bản, nhà văn thể hiện sự ca ngợi nét văn hóa tao nhã, lịch sự trong sinh hoạt của các nhà nho xưa nói riêng; ca ngợi những nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc nói chung; gián tiếp thể hiện lòng yêu nước kín đáo của tác giả. 

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều , Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 CD Bài 3 Truyện: Chữ người tử tù

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 11 tập 1 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com