1. Chú ý cách nêu vấn đề của tác giả.
2. Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng dẫn vấn đề gì?
3. Chú ý cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác.
4. Nhận biết lí lẽ và bằng chứng của người viết.
5. Theo tác giả, thế nào là "thô lỗ"?
6. Chú ý cách lí giải: "Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?".
7. Nội dung "cam kết" ở phần này là gì?
8. Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?
1. Cách nêu vấn đề của tác giả được bắt đầu bằng một câu hỏi "Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương" ư?"
2. Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề: sự tổn thương bằng lời nói.
3. Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: trực diện, đầy khách quan.
4. Lí lẽ: Phương pháp giải quyết vấn đề này là tập trung trí óc.
Bằng chứng: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Tôi muốn bạn nhớ lại câu chuyện về người phóng viên vẫn mua báo từ một ẻ bán báo vô văn hóa...
5. Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp, chúng ta luôn có các phương án lựa chọn khác nhau như chú ý lắng nghe, giả vờ lắng nghe một cách tế nhị hay phớt lờ người khác ra mặt. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ.
6. Cách lí giải: "Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ" đầy sức thuyết phục, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
7. Nội dung "cam kết" ở phần này là cách chúng ta cư xử trong cuộc sống, "sống sao cho xứng đáng", "không làm tổn thương người khác".
8. Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả: sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần, không cần đoán xem những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả như thế nào, hãy tận hưởng điều đó bởi nó sẽ đem lại cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.