[toc:ul]
- Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
+ Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện.
+ Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích.
a. Trả lời các câu hỏi
+ Trong phần mở đầu tác giả đã nêu nhận xét về văn bản Hồi trống Cổ Thành mặc dù chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự vì có đầy đủ các phần.
+ Tác giả đã làm rõ nhận xét ở phần đầu bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho nhận xét trên.
+ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ qua các dẫn chứng, lĩ lẽ và bình luận của tác giả.
+ Đoạn cuối là những nhận xét của người viết về đoạn trích.
b. Các lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện:
+ Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu.
+ Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.
+ Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.
+ Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.
Đề 1: Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh.
* Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản Người ở bến sông Châu. Chú ý những chi tiết bộc lộ phẩm chất nhân vật dì Mây: từ ngữ, hình ảnh, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động,...), sự kiện, lời nhận xét từ người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện,...
- Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào bài viết.
* Tìm ý và lập dàn ý:
+ Đặt và trả lời các câu hỏi có liên quan đến vấn đề nghị luận
+ Xác định các yếu tố sẽ phân tích, đánh giá của vấn đề nghị luận, xây dựng luận điểm phân tích đánh giá các yếu tố này.
+ Tìm các bằng chứng cụ thể chứng minh cho các luận điểm.
+ Sắp xếp các ý đã tìm theo một bố cục mạch lạc gồm ba phần: MB – TB – KB.
* Triển khai bài viết
+ Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết bài văn hoàn chỉnh
+ Đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; các luận điểm ở thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài; các bằng chứng lấy từ văn bản truyện phải phù hợp; lời văn trong sáng thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với nhân vật được phân tích.
+ Có cách cảm nhận và diễn đạt độc đáo, hình ảnh, có thể so sánh các tác phẩm khác cùng đề tài, chủ đề.
* Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết