Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 8: Gió thanh lay động cành cô trúc

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 8: Gió thanh lay động cành cô trúc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

GIÓ THANH LAY ĐỘNG CÀNH CÔ TRÚC

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Chu Văn Sơn (1962 – 2019), quê ở Thanh Hóa

- Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ phê bình trưởng thành vào những năm 1990 của thế kỷ trước.

- Bên cạnh đó, Chu Văn Sơn còn là một nhà sư phạm với những trăn trở trong đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực; một tác giả viết tùy bút tài hoa.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Văn bản “Gió thanh lay động cành cô trúc” được rút ra từ tập sách “Thơ, điệu hồn và cấu trúc”.

“Thơ, điệu hồn và cấu trúc” của Chu Văn Sơn là cuốn sách rất hữu ích.

3. Đọc văn bản

- Thể thơ: văn bản nghị luận văn học

- Bố cục:

+ Mở đầu: phần (1)

+Nội dung: phần (2), (3), (4), (5)

+ Kết thúc: đoạn cuối “Tất cả những điều ấy... thế kỉ nào?”

- Ý nghĩa nhan đề:

Nhan đề “Gió thanh lay động cành cô trúc”

- Gió thanh: gió nhẹ

- Cành cô trúc: cành trúc đơn lẻ

=> Nhan đề không chỉ miêu tả đặc điểm thiên nhiên, cảnh vật mà còn ngầm thể hiện nội dung của bài thơ: trăn trở, bất an, đơn côi của một nho gia khí tiết thanh cao trước những biến động của thời cuộc, những tác động không mong muốn của đời sống xã hội.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Đặt vấn đề

- Tác giả đã giới thiệu được vấn đề: cái thần của mùa thu được phản ánh qua chùm thơ thu của NK.

Các luận điểm trong văn bản

2. Giải quyết vấn đề

- Luận điểm:

+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Hai câu thực tả cảnh mặt đất và mặt nước.

+ Hai câu luận, không gian và thời gian bỗng mở rộng ra.

+ Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng.

- Trình tự: lần lượt theo việc phân tích bố cục đề - thực – luận – kết của bài thơ.

- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.

- Cụ thể ở đoạn 2:

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Thao tác phân tích: (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên): Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”, tác giả đã viết: Chữ “xanh ngắt” gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó..., của thinh không. + Từ kết quả phân tích, cắt nghĩa, người viết đã đưa ra những bình luận, đánh giá của mình: “Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?”.

3. Kết thúc vấn đề

- Ở đoạn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ, luận giải về ý nghĩa của bài thơ, của tiêu đề bài viết; qua đó, bộc bạch sự thấu cảm của người viết với những tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

Bài viết là những suy cảm của Chu Văn Sơn về cái thần thái của mùa thu nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện qua bài Thu vịnh, về tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến.

2. Nghệ thuật

- Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ (mở đầu – thân bài – kết luận)

- Có luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng tương ứng được thể hiện rõ ràng trong từng đoạn nghị luận; kết hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận) một cách khéo léo.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 8: Gió thanh lay động cành cô trúc, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net