Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 8: Đừng gây tổn thương

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 8: Đừng gây tổn thương. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

ĐỪNG GÂY TỔN THƯƠNG

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả- Tác giả Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947, là tác giả Mỹ nổi tiếng chuyên về tâm lí và nghệ thuật sống.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Văn bản Đừng gây tổn thương trích trong tác phẩm Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay.

3. Đọc văn bản

- Thể loại : Văn nghị luận.

- Bố cục

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “cảm giác tổn thương vẫn tồn tại”: Dẫn vào vấn đề bàn luận.

  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “nếu có quyết tâm”: Không nên gây tổn thương cho người khác.

  • Đoạn 3: Còn lại: Những cam kết để không làm tổn thương tới người khác

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Ý nghĩa nhan đề

 Nhan đề vừa nêu ra một vấn đề xã hội: việc gây tổn thông cho người khác và cho chính mình, vừa giống như một lời khuyên, lời đề nghị, kêu gọi: đừng làm tổn thương ai đó.

- Từ nội dung bài viết, có thể thấy nhan đề đã đề cập đến vấn đề tổn thương tinh thần của con người do cách ứng xử, giao tiếp gây ra. vấn đề này khá phổ biến và tưởng như không có gì quá nghiêm trọng nhưng kì thực lại ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của mỗi người rất nhiều. Đó là lí do tác giả muốn thuyết phục mọi người hạn chế, tiến tới xóa bỏ những hành vi gây tổn thương cho người khác.

2. Đặt vấn đề

- Tác giả nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi “Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương ư?”, sau đó phân tích, dẫn dắt người đọc vào vấn đề cần bàn luận.

- Phần mở đầu dẫn ra vấn đề rằng chúng ta khó để biết được mình đã gây tổn thương cho người khác chưa, các phần sau hướng dẫn ta cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác và nêu ra hiệu quả của việc không làm tổn thương người khác.

3. Giải quyết vấn đề

“Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”:

- Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác.

- Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý à Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.

- Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống… → Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ.

- Tác hại của việc làm tổn thương người khác:

+ Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.

+ Cả người gây ra tổn thương và người bị tổn thương đều không cảm thấy hạnh phúc.

+ Nạn nhân có thể thấy mình bị xúc phạm sau buổi gặp gỡ mà không hiểu lí do -> cảm giác tổn thương vẫn tồn tại mãi.

- Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”:

+ Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần.

+ Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác.

+ Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.

4. Kết thúc vấn đề

Nội dung “cam kết” ở phần này bao gồm:

- Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng.

- Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp thực hiện nguyên tắc quan trọng trên.

Những hiệu quả của việc không làm tổn thương người khác:

- Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần.

- Chúng ta sẽ không phải đoán già đoán non liệu hành động của mình gây ra tác động hay hậu quả thế nào với người khác.

- Mỗi ngày có một dòng chảy mới hứa hẹn đem đến hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.

5. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện văn bản

- Phần (2) phân tích, giải thích, chứng minh làm rõ các tình huống, biểu hiện và tác hại của việc gây tổn thương cho người khác, nhất là bằng lời nói. Tức là cụ thể hóa vấn đề được nêu ra ở phần (1).

- Phần (3) đưa ra một giải pháp để mỗi người cùng cam kết thực hiện, từ đó, hình thành thói quen tốt trong giao tiếp: mỗi ngày không gây tổn thương cho ai.

=> Quan hệ giữa phần mở đầu và phần (2) là quan hệ khái quát - cụ thể; giữa phần mở đầu với phần đầu, phần (2) với phần (3) là quan hệ nhân - quả.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản bàn về vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.

2. Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt sáng tạo.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 8: Đừng gây tổn thương, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com