Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 6: Kiêu binh nổi loạn

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 6: Kiêu binh nổi loạn. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

KIÊU BINH NỔI LOẠN

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn

 

Tiểu thuyết

Truyện ngắn

Nội dung

Tác phẩm tự sự cỡ lớn.

 

Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung cô đọng, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sâu sắc thể hiện qua tình huống bất ngờ.

Khả năng phản ánh

Phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian

Khắc họa một hiện tượng trong đời sống.

Cốt truyện

Phức tạp, được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột.

Thường diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế.

Nhân vật

Miêu tả nhiều tuyến nhân vật, mối quan hệ chồng chéo với diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

Ít nhân vật, không có kết cấu nhiều tầng, tuyến.

2. Điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện, hạn tri, người kể chuyện toàn tri

- Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật.

- Người kể chuyện hạn tri thường là người kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật,... bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật chuyện.

+ Ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật - người kể.

+ Hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.

- Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật.

+ Ưu điểm: rất linh hoạt và được dùng rất rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri.

+ Hạn chế: người đọc ít có được cảm giác kết nối trực tiếp, gần gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.

3. Tác giả

- Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20.

- Quê quán: Họ thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thiết tha, trong trẻo nhưng sâu lắng

+ Pha chút hài hước dí dỏm.

- Tác phẩm chính: Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất, Đại Nam Quốc túy, Hoàng Việt hưng long chí, …

4. Tác phẩm

* Tác phẩm:

- Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi.

- Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

* Đoạn trích:

- Thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Báo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

5. Đọc văn bản

- Nội dung chính: Đoạn trích đã phản ánh trực tiếp một sự kiện lớn, chấn động kinh thành Thăng Long vào những năm 80 của thế kỉ XVIII: kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Điều này khiến cho tập đoàn thống trị Lê – Trịnh hoàn toàn bất lực, bế tắc, không thể giải quyết được các mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến sự can thiệp manh động của binh lính vào công việc đại sự quốc gia, khiến tình trạng loạn lạc trong cung phủ, ở nơi trung tâm nhất của chế độ trở nên hết sức gay gắt, trầm trọng và sự sụp đổ của chế độ là không thể cứu vãn. 

- Thể loại: tiểu thuyết chương hồi

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần. + Phần 2: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.

+  Phần 3: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.

+ Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Tông.

- Người kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Hành động của đám kiêu binh

* Cuộc trò chuyện giữa thế tử Trịnh Tông với hạ nhân.

- Tính cách:

+ Người đầu bếp Dự Vũ: người cơ trí, nói năng rành mạch.

+ Viên gia thần Gia Thọ: kẻ tinh khôn

- Lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Trịnh Tông làm phản.

+ “Nhà Chúa bỏ con cả, lập con út, thiên hạ đều căm ghét nhất là quân lính”

+ “Lòng người như thế nếu lấy nghĩa khí mà khích động… thì mọi việc ắt thành”

=> Thế tử nghe ra tỏ ra mừng lắm bèn gọi quan thần vào họp bàn.

* Hành động của đám kiêu binh:

-  Khi bị Trịnh Tông xúi giục, kích động: liền hưởng ứng, “ngầm đi báo cho nhau, hẹn ngày tụ họp".

-  Khi tụ họp, bàn bạc ở chùa Khán Sơn: thái độ hăng hái, âm mưu táo bạo, bầu ngay Bằng Vũ làm chủ mưu, uống máu ăn thề, không dự định ngày nổi dậy, chỉ hẹn nhau nghe hiệu lệnh trống là kéo đến khởi sự (hăng hái, manh động, tự phát, vô tổ chức, khinh nhờn thế lực của phe Quận Huy).

-  Khi nghe tiếng trống, xông vào phù đường, giết anh em Quận Huy:

+ Nghe tiếng trống thì “nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”, “đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất” (khí thế hăng hải, thế lực rất mạnh).

+ “Thét lên”, đe doạ Quận Châu.

+ Mới đầu đối mặt với Quân Huy thì “khiếp đảm”, “ngồi sụp xuống”, “không dám lên tiếng” (thói quen phục tùng).

+ Sau đó thì “nhao nhao đứng dậy, kéo ập vào trước đầu voi”, “đâm chém túi bụi”, “cạy gạch ngói ở phủ ném ra tới tấp”, chém viên quản tượng, “xúm đến vây kín dưới chân voi”, “dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, roi đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ”.

+ Với em Quận Huy: “vớ luôn gạch đá”, “đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ” (sức mạnh đám đông, tàn bạo).

-  Khi phò Trịnh Tông lên ngôi chúa: “reo hò như sam’, “kiệu thế tử trên vai”, “đứng xúm quanh, gào lên ; đặt Trịnh Tông trên mâm, nâng lên hạ xuống “y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật” (náo động, không chút uy nghiêm).

-  Khi trả thù các đại thần: nhà cửa Quận Huy bị phá tan tành, “một mảnh ngói cũng không còn”; kiêu binh “thửa thế hoành hành” đốt phá giết người bừa bãi gây “náo động kinh thành” (đám đông tàn bạo, mù quáng, vô chính phủ).

2. Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy

- Quận Huy đã lường trước được cái chết của mình “Ngày mai có biến, tôi sẽ chết. Nhưng tôi chết cũng phải có dăm ba mạng đi theo”

-> Mặc dù được khuyên nên bế tân chúa đi trốn nhưng Quận Huy vẫn thong thả, khẳng khái, cho rằng việc mình làm là đúng, không việc gì phải hốt hoảng.

- Quận Huy nghe lời các quan bắt, trói Vũ Bằng và đem chém.

- Khí thế của quân kiểu binh: hò reo, hăng hái, quát tháo, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ.

- Hành động và thái độ của Quận Châu

+ Hành động: dụ quân lính: “Làm lính phải biết lễ phép… ta sẽ trình bày giúp” và mở cửa cho quân lính xông vào.

+ Thái độ: run sợ, sơ hãi trước lời đe dọa của quân lính.

- Tình thế của Quận Huy:

+ Dương cung định bắn - chẳng may cung đứt dây.

+ Vớ súng để nạp đạn - mồi lửa tịt không cháy

+ Quân lính thừa dịp vùng lên, dùng móc câu liêm móc cổ Quận Thuy kéo xuống, đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.

+ Em ruột Quận Huy cũng bị đập cho vỡ đầu rồi vứt xác xuống hồ Thủy Quân.

-> Quận Huy và các đại thần bị động. lúng túng, không đề phòng, thieeus mưu lược đối phó.

-> Các chi tiết, hình ảnh diễn tả sự bế tắc, cùng đường, trơ trọi và thất bại thảm hại của phe cánh Quận Huy.

3. Trịnh Tông lên ngôi chúa

- Kiêu binh không có chuẩn bị gì cho việc đăng quang ngôi chúa của Trịnh Tông, khiến lễ đăng quang diễn ra không khác trò hề, mua vui cho thiên hạ:

+ Đặt thế tử ngồi trên “chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc”, “chốc chốc, họ lại nâng bổng chiếc mâm lên đầu mà đội; đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật.

+ Mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chặp. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ.”.

-  Nghệ thuật miêu tả: Tác giả có cách miêu tả rất sắc nét, sinh động cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa.

-> Qua các so sánh (“y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”, “đông như họp chợ”), tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai kín đáo. Lễ đăng quang ngôi chúa đáng lẽ phải trang nghiêm, trang trọng, nhưng qua cách miêu tả của tác giả thì chẳng khác gì một trò diễn vụng về, lố bịch.

4. Người kể chuyện trong văn bản

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba có điểm nhìn toàn tri, biết được diễn biến và kết cục tất yếu của mọi chuyện, tự tin đa ra các nhận xét, bình luận trực tiếp, công khai về nhân vật, sự vật.

- Người kể chuyện đưa ra những bình luận, đánh giá với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

-> Qua các bình luận, đánh giá đã thể hiện quan điểm, thái độ của người kể chuyện là khách quan và đáng tin cậy:

+ Người kể chuyện không tham dự vào sự kiện nhưng quan sát tỉ mỉ, biết tường tận mọi âm mưu, toan tính, hành động của cả hai phe, có điểm nhìn bao quát toàn cảnh

+ Người kể chuyện tỏ ra khách quan, tự tin bình luận về các sự kiện, nhân vật; đứng ngoài, không thâm nhập vào tâm lí của nhân vật (không biết đến các ý nghĩ thầm kín và cảm giác riêng tư của các yếu nhân như Trịnh Tông, Băng Vũ, Quận Châu, Quận Huy,...).

+ Người kể chuyện tỏ thái độ mỉa mai kín đáo qua việc miêu tả lễ đăng quang ngôi chúa của Trinh Tông. Quan điểm, thái độ của người kể chuyện phù hợp với tính khách quan của sự kiện và nhân vật lịch sử.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Tố cáo nạn kiêu binh hoành hành, nạn tranh giành quyền lực gây bè phái chia rẽ trong phủ chúa, phơi bày sự bất lực cùng cực của tập đoàn thống trị, phơi bày tình trạng hỗn loạn và nguy cơ sụp đổ không gì cứu vãn của nhà nước phong kiến Lê - Trịnh.

2. Nghệ thuật

- Kết cấu cốt truyện theo trật tự thời gian chặt chẽ, phối hợp hài hoà giữa kể chuyện hấp dẫn, kịch tính với miêu tả chân thực, sinh động, sắc nét.

- Sử dụng linh hoạt điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện ngôi thứ ba, nghệ thuật châm biếm kín đáo, sâu sắc.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Kiêu binh nổi loạn, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com