Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 7: Mùa hoa mận

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 7: Mùa hoa mận. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ (21/07/1966), dân tộc Hà Nhì. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thùy, Nang Bua Khua

- Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

- Tốt nghiệp đại học Sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên.

- Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam khóa III, IV

- Chi Hội trưởng chi Hội Văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên

- Chi Hội trưởng chi Hội Hội dân gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Văn bản

- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa hoa mận được viết vào tháng chạp năm 2006.

- Xuất xứ: Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009.

3. Đọc văn bản

- Thể thơ: thơ tự do

- PTBĐ: biểu cảm

- Bố cục: 3 phần:

+ Khổ 1: Mùa hoa mận với những niềm vui của người trẻ.

+ Khổ 2: Mùa hoa mận như những tín hiệu nhắc nhở người già, cha mẹ với công việc của mình..

+ Khổ 3: Mùa hoa mận với những cảm xúc của người đi xa quê.

- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân về.

- Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt” xuyên suốt toàn bộ bài thơ gợi tả một không gian trữ tình đậm hương vị Tây Bắc.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Khổ 1: Mùa hoa mận với những niềm vui của người trẻ.

- Hình ảnh Cành mận bung trắng muốt xuyên suốt cả bài thơ, trong câu thơ đầu tiên của khổ 1: hình ảnh đẹp, đặc trưng gợi nhớ gợi thương trong lòng người xa quê

- Hình ảnh trẻ con: vui vẻ, hồn nhiên

+ Con trai háo hức chơi cù

+ Con gái rộn ràng khăn áo

+ Trẻ con vui đùa với những niềm vui thơ ngây, những ước mơ con trẻ dưới cảnh hoa mận.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…

+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.

+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…

=> Trẻ con vui đùa với những niềm vui thơ ngây dưới cành hoa mận

- Nhân vật trữ tình: nhớ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những khung cảnh đẹp gần gũi, quen thuộc, vui tươi.

2. Khổ 2: Mùa hoa mận như những tín hiệu nhắc nhở người già, cha mẹ với công việc của mình.

- Các từ ngữ: xôn xang, vui lòng, hối hả gợi ra tâm trạng náo nức, tươi vui của con người trong công việc lao động hàng ngày, niềm vui trong lòng người khởi nguồn từ sức xuân bung tỏa trên cảnh mận bung trắng muốt.

- Hình ảnh hoa mận: dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với người dân ở nơi đây.

- Không gian gia đình ấm áp:

+ Mẹ chuẩn bị lá, gạo

+ Cha chuẩn bị căng nỏ

+ Người già làm đu

=> Gia đình đầy đủ mẹ cha và người già, mỗi người một công việc, hối hả, bộn bề lo cho tổ ấm của mình.

- Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ “giục” mang màu sắc nhân hóa đứng ở đầu các dòng thơ vừa nhấn mạnh và vừa gợi không khí náo nức, vừa gợi niềm vui rộn ràng trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời cho thấy sự gần gũi, thân thiết, gắn bó giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.

3. Khổ 3: Mùa hoa mận với những cảm xúc của người đi xa quê.

- Hình ảnh “Cành mận bung trắng muốt” tiếp tục tô đậm cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là tín hiệu đặc trưng của mùa xuân Tây Bắc và cũng là nốt nhấn cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ này nói chung và khổ thơ cuối nói riêng.

- Không gian gần gũi, ấm áp mang đậm hương vị Tây Bắc hiện lên qua các hình ảnh: nhà ủ nếp hương; lửa hồng trong bếp.

- Biện pháp nhân hóa nhà “ủ” và lửa hồng “nở hoa” gợi tả không gian núi rừng gần gũi, ấm áp.

Nỗi nhớ của người đi xa:

+ Người đi xa luôn nhớ da diết về quê hương

+ Hoa mận như dẫn lối họ trở về với quê hương

=> Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt” xuyên suốt cả bài thơ gợi một không gian trữ tình đậm hương vị Tây Bắc.

- Dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu ba chấm để thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.

=> Qua việc liên tục nhắc đến những hình ảnh quen thuộc báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, khi mùa hoa mận nở, cũng là lúc mọi người như đang được thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần.

-> Tâm trạng, cảm xúc của con người là sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Bài thơ tái hiện bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy sắc hương và khung cảnh sinh hoạt nơi núi rừng. Qua đó thể hiện tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.

- Hình ảnh giản dị, gần gũi, thân thuộc.

- Ngòi bút miêu tả tinh tế, tài hoa.

- Bài thơ mang âm hưởng vừa yêu đời, vừa nhẹ nhàng lại vừa trầm lắng, tha thiết.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Mùa hoa mận, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com