Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. ĐỊNH HƯỚNG

1.Tìm hiểu hai đoạn văn

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm.

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết.

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

2. Nội dung

-  Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung (đề tài, cảm hứng,...), hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...).

- Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, cần chú ý thêm một số điểm sau:

+ Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...

+ Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá.

II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÀI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TOÀN BỘ TÁC PHẨM KHÁC VỚI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử (nếu cần) và khái quát giá trị của tác phẩm.

-  Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại.

Thân bài

-  Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

-  Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật).

-Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật.

 

-  Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá.

-  Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá.

-  Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu.

-  Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm.

Kết bài

-  Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

-  Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết.

-  Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm.

-  Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết vé các yếu tố đã phân tích.

III. THỰC HÀNH VIẾT

Đề bài: Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.

* Chuẩn bị

- Đọc và nhận diện yêu cầu của bài tập về kiểu bài và nội dung, phạm VI vấn đề cần giải quyết.

- Lựa chọn tác phẩm văn học (thơ, truyện, kích, kí) mà các em yêu thích, tâm đắc để phân tích, đánh giá.

- Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đã chọn.

* Tìm ý thông qua trả lời các câu hỏi:

+ Cái hay vé nội dung của tác phẩm (đề tài, chủ đề, vấn đề tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa triết lí sâu sắc,..) là gì?

+ Yếu tố hình thức nghệ thuật nào độc đáo, đặc sắc? (Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; lòi của người kể chuyện và lời nhân vật,...).

+ Tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm là gì?

* Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm theo một bố cục mạch lạc gồm ba phần: MB – TB – KB.

* Triển khai bài viết

-  Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết bài văn hoàn chỉnh

-   Chú ý:

+ Bài viết đủ 3 phần

+ Các luận điểm trong phần thân bài phải làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài.

+ Các dẫn chứng phải đúng, tiêu biểu và phong phú.

+ Lập luận chặt chẽ, thể hiện được cảm nhận, ý kiến của bản thân về vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ; diễn đạt (hành văn) có cảm xúc trung thực, không sao chép văn mẫu; dùng từ ngữ chính xác và viết đúng chính tả, ngữ pháp;...

* Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết  

- Đọc kĩ bài viết của mình và đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở các bước để kiểm tra và chỉnh sửa theo Phiếu chỉnh sửa bài viết trong SGK.

- HS có thể tráo đổi bài để trong bàn chấm và chữa cho nhau.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net