Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về nội dung bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Hiểu được khái niệm về chức năng liên kết trong văn bản
- Cách sử dụng các chức năng liên kết trong văn bản
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV chiếu lên bảng câu “Tôi đến trường, em Lan bị ngã” và đặt câu hỏi cho HS:
+ Câu trên có mấy thông tin? Các thông tin có liên quan đến nhau không?
+ Em sẽ sửa câu đó như thế nào?
- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ việc phân tích ví dụ trên, ta có thể thấy việc liên kết trong câu văn cũng như văn bản là hết sức cần thiết. Văn bản là một chuỗi thống nhất về mặt nội dung và hình thức, muốn cho nó là một chuỗi thống nhất thì ta cần phải biết cách liên kết trong văn bản. Đó cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc lại kiển thức về đặc điểm, chức năng của liên kết trong văn bản trong mục Tri thức ngữ văn trong SGK trang 5. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc, quan sát, gợi nhớ lại kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS đọc bài. Cả lớp lắng nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - GV giảng giải thêm: Bây giờ cô cùng các em sẽ cùng nhau nhận diện các phép liên kết này bằng cách phân tích các ví dụ trong SGK nhé! |
I. Lí thuyết 1. Chức năng Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. 2. Đặc điểm + Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. + Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp. 3. Một số phép liên kết thường dùng + Phép lặp từ ngữ + Phép thế + Phép nối + Phép liên tưởng |
Nhiệm vụ 1: Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
Mới đây các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto đac tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiếu và cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị rằng những đứa trẻ được đọc nhiều sách truyện tường xó cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hpn thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
Câu 1: Đoạn văn thứ nhất liên kết với đoạn văn thứ 2 bằng phép liên kết nào là chủ yếu?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3: Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay?
Câu 1: Đoạn thứ nhất liên kết với đoạn văn thứ 2 bằng phép liên kết phép lặp
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận
Câu 3:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết 1 đoạn văn 5-7 câu có sử dụng phép lặp. Chỉ ra phép lặp đó?
Yêu quê hương bản quán là biểu hiện cao nhất của tình yêu nước. Yêu nước là yêu những gì nhỏ nhất gắn với nơi mình sinh ra và lớn lên. Yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, yêu từng con đường đến trường mỗi ngày. Vì thế nếu bạn là người yêu nước hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất đó là chịu khó học tập rèn luyện bản thân mỗi ngày.
+ Phép lặp: Yêu nước
+ Phép nối: Vì…
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Chân trời bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt