Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST bài 8: Ôn tập văn bản: kéo co

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài 8: Ôn tập văn bản: kéo co. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

ÔN TẬP VĂN BẢN: KÉO CO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Kéo co mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực

a.Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Kéo co.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Kéo co.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Kéo co.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video và đặt câu hỏi gợi mở cho HS.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu cho HS xem video hướng dẫn về kỹ thuật trò chơi kéo co:

https://www.youtube.com/watch?v=GTsvSiCuUA8

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận chia sẻ:

+ Em đã bao giờ tham gia trò chơi kéo co chưa?

+ Sau khi xem xong video, em rút ra được những kỹ thuật gì khi chơi trò chơi kéo co?

GV dẫn dắt vào bài học: Trò chơi dân gian ở Việt Nam rất đa dạng. nó không chỉ thể hiện sự sáng tạo của cha ông ta trong hàng ngàn năm mà còn thể hiện sự đoàn kết dân tộc. Trong bài học hôm nay hãy cùng tìm hiểu về văn bản Kéo co.

  1. CỦNG CỐ LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: củng cố kiến thức bài học Kéo co thông qua câu hỏi trong bài
  3. Nội dung: HS năm được luật lệ, quy tắc trò chơi thông qua hệ thống câu hỏi trong bài
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.   NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

+ Chỉ ra những đặc điểm của VB giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động thông qua đọc VB.

+ Lí giải những đặc điểm ấy có mối quan hệ như thế nào với mục đích của VB

+ GV yêu cầu HS chỉ ra cách triển khai thông tin của VB. 

+ Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB

+ Cho biết tác dụng của phương tiện đối với mục đích của VB

 

I.  CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Đặc điểm của VB giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

- Về cấu trúc: 4 phần (người chơi – chuẩn bị – cách chơi – quy định trò chơi).

- Về hình thức:

+ Các mục trong bài được kí hiệu theo các phần a, b, c, d

+ Sử dụng các số từ chỉ số lượng: một, hai, ba

+  Sử dụng các từ ngữ miêu tả chi tiết về trò chơi kéo co

+ Dùng hình ảnh minh họa.

* Mối quan hệ với mục đích VB:

Giúp làm sáng tỏ mục đích của VB.

- Các thông tin trong VB được triển khai theo trật từ thời gian nhằm làm rõ quy tắc chơi của trò chơi kéo co.

- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB: hình ảnh minh họa.

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra cách chơi trò chơi kéo co một cách dễ hiểu.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi và viết được đoạn văn ngắn về một trò chơi dân gian
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Kéo co”?

  1. Trần Thị Ly
  2. Nguyễn Quang Thiều
  3. Hội nhà văn
  4. Minh Nhương

 

Câu 2: Việc chia đội tuỳ thuộc vào điều gì?

  1. Số lượng định sẵn
  2. Số lượng khán giả
  3. Số lượng người tham gia
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Có mấy đội ở mỗi đợt thi đấu?

  1. Ba đội
  2. Hai đội
  3. Bốn đội
  4. Tuỳ từng trường hợp

 

Câu 4: Các đội chơi thường chọn người như thế nào?

  1. Thấp, bé, yếu ớt, rắn chắc
  2. Cao, to, khoẻ mạnh, dẻo dai
  3. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao
  4. Có nhiều kinh nghiệm

 

Câu 5: Đâu là thứ ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả của các đội trong kéo co?

  1. Sức mạnh
  2. Ý chí
  3. Sự dũng cảm
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Ban tổ chức sẽ làm gì để tăng thêm không khí cuộc chơi?

  1. Tăng tiền thưởng cho cả đội thắng và đội thua
  2. Kêu gọi thật nhiều người đến xem
  3. Bơm khí cười vào không khí
  4. Cử một người làm trọng tài, một người đánh trống

 

Câu 7: Chơi cân sức là như thế nào?

  1. Số lượng người hai bên tương xứng, không hơn không kém.
  2. Người tham gia cùng là nam hoặc là nữ.
  3. Trước khi thi đấu phải đo sức mạnh giữa hai bên.
  4. Không có quy định về điều này.

Câu 8: Chơi không cân sức còn gọi là gì?

  1. Kéo dưới
  2. Kéo trên
  3. Kéo chấp
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Tại sao phần Người chơi được tách ra hẳn thành một mục?

  1. Vì tuân theo cấu trúc của văn bản thông tin hướng dẫn về một trò chơi.
  2. Vì đây là một phần đặc biệt, cần phải để ở đầu.
  3. Vì có nhiều thứ để nói, không phù hợp khi đưa vào phần Chuẩn bị
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST bài 8: Ôn tập văn bản: kéo co

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Chân trời bài 8: Ôn tập văn bản: kéo co, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 8: Ôn tập văn bản: kéo co

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay