Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài 7: Ôn tập: tục ngữ và sáng tác văn chương. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.
- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất?”
- GV phổ biến luật chơi: GV yêu cầu HS nhớ lại nhan đề và tên nhân vật trong những sáng tác được nhắc đến trong VB Tục ngữ và sáng tác văn chương. HS nào có câu trả lời nhanh nhất sẽ được tặng bông hoa điểm thưởng.
- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta đã được học hai chùm câu tục ngữ về kinh nghiệm thời tiết và lao động sản xuất rồi. Trong bài học kết nối chủ điểm ngày hôm nay, chúng ta hãy cũng bước vào thế giới của văn abrn Tục ngữ và sáng tác văn chương nhé!
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
I. Củng cố lại kiến thức GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Tìm hiểu những chi tiết về: + Việc nàng Bân may áo + Sự tích ra đời của câu tục ngữ + Giải thích câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” + Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối VB giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”? + Nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản + Tìm thêm một số tác phẩm văn chương có sử dụng các câu tục ngữ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
|
I. Củng cố lại kiến thức 1. Văn bản “Nàng Bân” a. Việc Nàng Bân may áo - Nàng Bân là con gái Ngọc Hoàng - Tính tính chậm chạp, có phần vụng về - Gia đình cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc gia đình - Chồng nàng là người nhà trời, rất yêu thương nàng và nàng cũng vậy. - Nàng may cho chồng một cái áo khi trời bắt đầu rét - Vì vụng về, nên nàng may từ đông sang xuân mới chỉ được cái tay áo. b. Sự tích ra đời của câu tục ngữ. - Người đời chê cười sự vụng về của nàng Bân nên câu tục ngữ ra đời: Nàng Bân may áo cho chồng May ba tháng ròng, mới trọn cổ tay - Tuy vậy nàng không nản chỉ. - Nàng may hết thàng Giêng, rồi qua tháng hai mới xong: + Khi may xong thì trời bắt đầu rét + Ngọc Hoàng thương nên cho ết vào hôm để chồng nàng thử áo + Từ đó rét nàng Bân được xuất hiện cho đến ngày nay. è Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm theo mưa phùn hoặc mưa nhỏ. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ chồng, của cha dành cho con gái. 2. Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay” a. Câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” - Chim đậu trắng xóa, cây vẹt, cây chà là, cây vẹt rụng trụi lá. - Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rỗ đồng tiền. - Nhiều con chim lạ, to như con ngỗng đậu quằn nhánh cây - Con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước - Chim trời cá nước diễn tả mọi thứ là của thiên nhiên + Các loài vật sống tự do, không có tác động bởi con người. + Môi trường sinh thái tự nhiên, thức ăn là động vật sống ở đó. - Theo lời của tía nuôi nhân vật tôi trong VB, câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” không còn đúng với xã hội họ đang sống è Câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này, nhưng không phù hợp trong hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học. b. Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản - Câu tục ngữ được sử dụng trong VB được sử dụng đúng lúc, góp phần làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật tôi đồng thời cũng làm cho tác phẩm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và đậm đà tính dân tộc. Và việc tác giả để cho nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp đọc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này. - Tác phẩm văn chương có sử dụng các câu tục ngữ: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp,… II. Tổng kết 1. Văn bản “Nàng Bân” a. Nội dung - Truyện kể về sự tích ra đời của câu tục ngữ về nàng Bân. Qua đó thể hiện tình cảm vợ chồng, cha con sâu sắc b. Nghệ thuật - Ngôn ngữ đậm chất dân gian - Hình ảnh sinh động, ấn tượng. 2. Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay” a. Nội dung - Truyện kể về hành trình khám phá khu rừng U Minh của Cò và An. Qua đó nhấn mạnh vào ý nghĩa của câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” b. Nghệ thuật - Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn - Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động - Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng - Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi và đậm chất miền Tây Nam Bộ.
|
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Chân trời bài 7: Ôn tập: tục ngữ và sáng, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 7: Ôn tập: tục ngữ và sáng