Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: nói và nghe - Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ TIẾT HỌC MÔN NGỮ VĂN 10
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Theo dõi video về phần thuyết trình của bạn học sinh. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu khi thuyết trình của bạn.
https://www.youtube.com/watch?v=XQ0-9nWSpRQ
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Câu hỏi: Thế nào là thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội?
Trả lời:
- Là đưa ra những quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội được mọi người quan tâm và cùng thảo luận, đưa ý kiến với mọi người về vấn đề đó.
CH: Để trình bày và thảo luận một vấn đề như vậy chúng ta cần tiến hành các bước như thế nào?
- Là lựa chọn vấn (những tư tường, đạo lí có ý nghĩa thời sự, ảnh hưởng tới đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm,...) đề thuyết trình và thảo luận.
- Tìm hiểu kĩ nội dung vấn đề cần thuyết trình, tránh trường hợp không phù hợp với thời gian.
- Xác định rõ người nghe bài thuyết trình là ai đế có cách trình bày phù hợp.
- Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình.
- Chuẩn bị dàn ý cho bài thuyết trình, tránh viết thành văn để đọc.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).
CH: Khi thuyết trình và thảo luận về những vấn đề trong một bài nghị luận về một vấn đề xã hội cần chú ý những điểm gì để hoạt động này có kết quả tốt nhất?
TL:
- Người nghe chuẩn bị vấn đề và câu hỏi đề tham gia thảo luận, có thể đề xuất các vấn đề mà bản thân thấy cần được đưa ra thảo luận.
- Chú ý về thời gian cho phép của buổi thuyết trình.
Đề bài: Hãy thuyết trình quan niệm của em về lòng yêu nước.
Câu hỏi: Những nội dung cần chuẩn bị trước khi thực hiện bài nói?
Đáp án:
- Xác định nội dung thuyết trình
- Sắp xếp lại tranh, ảnh, chuẩn bị video, máy tính, máy chiếu phục vụ cho buổi thuyết trình (nếu có).
- Trao đổi với bạn trong nhóm về nội dung và hướng trình bày, thuyết trình.
* Tìm ý
- Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý cho bài thuyết trình.
- Lựa chọn, bổ sung, thêm bớt nội dung cho phù hợp với đối tượng, yêu cầu, thời gian và điều kiện thuyết trình.
* Lập dàn ý
Câu hỏi: Từ các câu hỏi tìm ý, em hãy xây dựng dàn ý cho bài nói.
- Mở đầu: Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận
- Thân bài:
+ Nêu quan niệm về lòng yêu nước và lí giải vì sao như thế là yêu nước.
+ Dẫn ra và phân tích các biểu hiện về lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc từ xưa đến nay trên nhiều lĩnh vực.
+ Nêu được các biểu hiện của yêu nước ngày nay.
- Kết thúc: Khẳng định lại lại ý nghĩa, giá trị của lòng yêu nước và phát biểu cảm nghĩ của cá nhân về vấn đề yêu nước.
Các nhóm luyện nói theo nhóm 3-5 học sinh và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Người chủ trì: nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận, mời người nói trình bày ý kiến.
- Nhiệm vụ với người nói và người nghe
Người nói |
Người nghe |
- Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị. - Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp; tránh đọc bài viết đã chuẩn bị sẵn; điều chỉnh giọng nói và ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ,...) cho phù hợp với bối cảnh và người nghe. - Sử dụng hình ảnh, sơ đồ minh hoạ (nếu cần thiết) đúng thời gian quy định. - Đảm bảo sự phù hợp, thống nhất giữa nội dung với hình thức và các phương tiện hỗ trợ thuyết trình. - Đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi người khác đặt ra về vấn đề vừa thuyết trình. |
- Nghe một cách chăm chú; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Lĩnh hội đầy đủ và ghi chép lại những ý tưởng, thông tin chính của bài thuyết trình. - Chuẩn bị các nội dung cần hỏi (nếu có), các ý kiến phản biện, tranh luận về nội dung bài thuyết trình… |
- Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,...
- Kết thúc thảo luận: Người chủ trì tổng hợp ý kiến của cả nhóm về vấn đề thảo luận, những điểm đã thống nhất và những điểm còn tranh luận (nếu có).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ: Các nhóm sử dụng bảng kiểm để chấm điểm cho bài nói và rút kinh nghiệm về bài nói.
BẢNG KIỂM BÀI NÓI - NGHE
Người nói |
Người nghe |
- Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình: + Đã trình bày đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong đề cương chưa? + Cách thức trình bày, phong thái, giọng điệu, ngôn ngữ,... có phù hợp không? + Hiệu quả sử dụng các phương tiện hỗ trợ như thế nào? - Đánh giá chung: những thành công và hạn chế của bài thuyết trình; hướng khắc phục, sửa chữa. |
- Kiểm tra kết quả nghe: + Nội dung nghe và ghi chép lại đã chính xác chưa? + Thu hoạch được những gì về nội dung và cách thức giới thiệu một vấn đề xã hội? - Rút kinh nghiệm về thái độ nghe: + Đã chú ý và tôn trọng người nói chưa? + Có nêu được câu hỏi và tham gia ý kiến trong quá trình thảo luận không? |
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Hoàn thành video clip bài thuyết trình và gửi nộp cho GV.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: nói và nghe - Thuyết trình và, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: nói và nghe - Thuyết trình và