Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 Cánh diều bài: Thực hành tiếng việt bài 3
Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: Thực hành tiếng việt bài 3. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ:
nhấn vào đây
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Sửa lỗi dùng từ
Luyện tập
- Sửa lỗi dùng từ
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Tại sao phải sử dụng từ đúng quy tắc ngữ pháp?
- Cách dùng từ trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau có khác nhau không?
- Lỗi lặp từ khác gì với biện pháp lặp tu từ trong văn bản?
Dùng từ sai quy tắc ngữ pháp, biểu hiện:
- Người nói, người viết sắp xếp trật tự từ không đúng.
- Nói, viết thiếu hư từ hoặc dùng hư từ không đúng.
- Dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ: Do người viết, người nói chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.
Dùng lặp từ, lặp nghĩa:
- Lặp từ là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau khiến câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề.
Lặp nghĩa là lặp lại một thuộc tính có sẵn trong từ ngữ đứng trước đó.
Tại sao cách dùng từ in đậm trong các câu sau lại bị xem là sai?
- Số người mắc bệnh và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm.
- Bố đã trình bày hết ý kiến của mình, các con đã quán triệt đầy đủ chưa?
- Số người mắc bệnh và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm.
- Cách sửa: Bổ sung kết từ “vì” vào trước từ in đậm.
→ “Số người mắc bệnh và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm.”
- Bố đã trình bày hết ý kiến của mình, các con đã quán triệt đầy đủ chưa?
- Các từ in đậm đều không phù hợp với tính chất thân mật của cuộc trò chuyện trong gia đình.
- Cách sửa: Thay thế từ “trình bày” bằng từ “nói”, từ “quán triệt” bằng từ “hiểu”.
- Luyện tập
Bài tập 1: Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:
- a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.
- b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.
- c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.
- d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.
- a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.
- Từ “là” trước danh từ “năng lực” không hợp quy tắc ngữ pháp.
- Sửa lại: thay “là” bằng “có”
- b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.
- Tính từ “nhân văn” sau từ “của” không đúng quy tắc ngữ pháp.
- Sửa lại: thay tính từ “nhân văn” bằng danh từ “nhân dân”, “người lính”.
- c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.
- Dùng thiếu quan hệ từ “của” → Gây mơ hồ trong cách hiểu.
- Sửa lại: “niềm hi vọng của đất nước Việt Nam”.
- d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.
- Dùng sai từ “các” → Câu văn không diễn đạt chính xác về mặt số lượng xác định.
- Sửa lại: thay từ “các” bàng từ “những” → “những người phụ nữ trong mỗi câu chuyện”.
- Luyện tập
Bài tập 2: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
- a) Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.
- b) Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là liệu có chấm hết?
- c) Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.
- d) Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.
- a) Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.
- Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “tuyệt tác” đã có nghĩa là tác phẩm hay nhất.
- Sửa lại: chỉ dùng “tuyệt tác” hoặc “tác phẩm hay”.
- b) Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là liệu có chấm hết?
- Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “con đường”, “hoan lộ”, đều có nét nghĩa như nhau.
→ Sửa lại: “con đường làm quan”.
- Lỗi dùng từ không hợp phong cách ngôn ngữ: “thế là liệu có chấm hết” là cách diễn đạt của ngôn ngữ nói, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết khoa học.
- c) Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.
- Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “đại diện” là từ hán việt có nghĩa là “thay mặt”.
- Sửa lại: chỉ dùng “đại diện” hoặc “thay mặt”.
- d) Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.
- Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “bức tối hậu thư” đã có nghĩa là sau cùng, cuối cùng.
- Sửa lại: chỉ dùng “bức tối hậu thư” hoặc “bức thư cuối cùng”.
- Luyện tập
Bài tập 3: Kết hợp nào sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa?
Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 Cánh diều bài: Thực hành tiếng việt bài 3
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Từ khóa tìm kiếm: Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt bài 3, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt bài 3