Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: Văn bản 1 - Đất nước. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
KHỞI ĐỘNG
Lắng nghe bài hát “Đất nước” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?
https://www.youtube.com/watch?v=xhm6DVsFRGo
____Nguyễn Đình Thi___
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Lần lượt triển khai các đại ý chính có trong bài học. Trong đại ý lần lượt đưa ra các luận điểm, luận cứ…
Thảo luận nhóm
Nhiệm vụ: Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và tìm hiểu ở nhà:
Nhóm 1: Nêu đặc điểm của thơ tự do
Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày đặc điểm của các yếu tố
- Nhân vật trữ tình
- Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua yếu tố nào?
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là gì?
Nhóm 3: Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
Trả lời:
- Thơ tự do: không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần,...
- Thơ tự do: có phân dòng, các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau hoặc tự do hoàn toàn.
- Thơ tự do thoát khỏi sự ràng buộc của các quy tắc về hình thức, phản ánh những khía cạnh mới của cuộc sống, cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
Nhân vật trữ tình: Là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ.
- Hình ảnh trong bài thơ hiện lên quacác từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,...), các biện pháp tu từ à nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với tư tưởng, cách đánh giá của tác giả.
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
- Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
- Đặc điểm thơ: vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm súc, sâu lắng, suy tư; có những tìm tòi theo xu hướng hiện đại.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-NT (1996)
- Bài thơ Đất Nước tiêu biểu cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Trong kháng chiến chống Pháp, được sáng tác từ 1948 – 1955.
+ Kết hợp từ hai bài thơ Sáng mát trong (1948) và Đêm mít tinh (1949); đoạn cuối hoàn thành sau chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
CH: Xác định phương thức biểu đạt, bố cục và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Đáp án:
- PTBĐ: biểu cảm
- Bố cục: chia 2 phần
+ Phần đầu (khổ 1 -3): Hoài niệm về những ngày thu Hà Nội trong quá khứ đến xúc cảm về mùa thu hiện tại của đất nước
+ Phần sau (khổ 4 – 10): Cảm xúc về đất nước đau thương, anh dũng
- Cảm hứng chủ đạo: suy ngẫm về đất nước trong chiến tranh đau thương nhưng anh dũng, bất khuất.
CH: Đọc khổ thơ 1, 2 và trả lời: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ đầu?
Trả lời:
* Thiên nhiên:
- Hình ảnh: sáng mát trong, gió, hương cốm, lá rơi, thềm nắng
- Biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê
- Từ ngữ: từ láy tượng thanh xao xác, từ ngữ gợi hình gợi cảm chớm lạnh, hơi may…
CH: Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời
- Những “tín hiệu” gợi nhớ (3 câu đầu): không khí mát trong, làn gió nhẹ, hương cốm đầu mùa.
à Hình ảnh đặc trưng của mùa thu, gợi không gian, màu sắc và hương vị.
- Nỗi nhớ đã đem “những ngày thu đã xa” trở về: thời gian quá khứ như “đồng hiện” trong thực tại.
- Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm: đẹp, phảng phất nỗi buồn trong sáng.
* Con người
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
- Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, dồn nén cảm xúc.
- Tư thế “ra đi", “đầu không ngoảnh lại”: bề ngoài như lạnh lùng, quyết tâm, dứt khoát chia tay để lên đường nhưng vẫn vấn vương, hình dung ra mùa thu đẹp và buồn ở “sau lưng”.
=> Lưu luyến, yêu quê hương, quyết tâm ra đi vì lí tưởng.
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
- Không gian Hà Nội: đẹp và buồn vắng đến nao lòng.
- Câu thơ gợi ra màu sắc: Màu vàng của nắng thu, lá thu “rơi đầy” những con phố vắng và một phần tâm hồn của “người ra đi”
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn, có nhạc điệu riêng, trầm lắng, lơ lửng, bâng khuâng.
+ Những từ ngữ, hình ảnh đặc trưng, thể hiện sự cảm nhận tinh tế cùng tình yêu thiết tha dành cho Hà Nội.
=> mùa thu đặc trưng Hà Nội: thơ mộng, vắng lặng, đượm buồn.
CH: Đọc khổ thơ 3 và trả lời: Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”.
Đáp án:
- Cảm hứng mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng.
- Mùa thu cách mạng: tươi đẹp, sôi nổi tràn đầy sức sống; mùa thu độc lập, tự chủ…
- Cảm xúc tươi vui, náo nức, phấn khởi, niềm tự hào, ý thức làm chủ, suy tư sâu lắng của nhân vật trữ tình về đất nước trong “mùa thu nay”.
+ Cảnh thu hiện lên mới mẻ: “Những cánh đồng thơm mát", “Những ngả đường bát ngát”, “Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
- Tình thu náo nức, tươi vui trong tiếng reo của nhân vật trữ tình "Mùa thu nay khác rồi".
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi.
+ “Vui nghe”: niềm vui tử lòng người > < “nghe vui” từ ngoại cảnh dội lại.
à Niềm vui dâng lên từ trong lòng người rồi lan toả ra cảnh vật.
- Hình ảnh “phấp phới” của rừng tre reo vui trong nắng, bầu trời thu “thay áo mới”,
à Gợi tính chất của màu sắc, ấn tượng về âm thanh.
- Nhận xét: Khổ thơ 3 thể hiện tình yêu mến, niềm tự hào, ý thức làm chủ và những suy tư sâu lắng về đất nước à xúc cảm rất mới mẻ của thơ ca kháng chiến.
CH: Nhận xét những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
Trả lời
+ Điệp ngữ: “của chúng ta” vang lên dõng dạc, tự tin cho thấy ý thức làm chủ của con người à cảm xúc mạnh mẽ, náo nức, phấn khởi, say sưa.
à nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ ca kháng chiến nói chung.
+ Liệt kê cùng các từ ngữ miêu tả đi kèm: vẻ đẹp trù phú, xanh tươi của đất nước.
+ Các câu thơ dài ngắn, nhịp điệu biến đổi, các phối hợp vần (a/ a/ aư at/ a/ a) à âm hưởng tự hào như ngân lên, mở ra không dứt.
CH: Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh mùa thu trong khổ 3 và cảm xúc chủ đạo trong khổ thơ là gì?
Trả lời:
- Bức tranh thu: đẹp, tươi vui, tràn đầy sức sống.
- Cảm xúc tác giả: vui sướng, tự hào về quyền làm chủ đất nước tươi đẹp và giàu truyền thống lịch sử.
CH: Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
Đáp án:
* Sự chuyển biến cảm xúc của nhân vật trữ tình:
=> Sự chuyển biến tất yếu của hiện thực CM, của lịch sử đất nước: từ đất nước mất chủ quyền trở thành đất nước độc lập
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản 1 - Đất nước, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản 1 - Đất nước