Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Tìm hiểu hai đoạn văn
CH: Thảo luận nhóm
+ Đoạn 1: nhóm 1, 2
+Đoạn 2: nhóm 2, 4
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
+ Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên?
+ Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào?
+ Đoạn nào chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn nào tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên.
Đáp án:
* Đoạn 1:
- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định: Bút pháp hiện thực
- Tác dụng: Thể hiện trong việc xây dựng nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực.
- Đoạn từ đầu đến “đều thực”: Nêu cảm nhận, đánh giá của người viết.
Phần còn lại: sử dụng thao tác phân tích.
* Đoạn 2:
- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định: dùng cái động để gợi cái tĩnh.
- Tác dụng:
+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín.
+ Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm.
- Từ đầu đến “của thiên không: Thao tác phân tích
Đoạn còn lại: Nêu cảm nhận, đánh giá của người viết.
- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:
+ Đoạn 1: người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích.
+ Đoạn 2: người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.
CH: Theo em, sự khác nhau về bố cục nội dung giữa bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác với phân tích, đánh giá một số yếu tố là gì?
Các phần |
Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm |
Phân tích, đánh giá một số yếu tố |
Mở bài |
Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị của tác phẩm. |
- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại.
|
Thân bài |
- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm. - Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật). - Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật.
|
- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá. - Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá. - Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu. - Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm. |
Kết bài |
- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả. - Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết.
|
- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm. - Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích. |
Đề bài: Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.
Bước 1: Chuẩn bị
- Đọc và nhận diện yêu cầu của bài tập về kiểu bài và nội dung, phạm vi vấn đề cần giải quyết.
- Lựa chọn tác phẩm văn học (thơ, truyện, kích, kí) mà các em yêu thích, tâm đắc để phân tích, đánh giá.
- Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đã chọn.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý: Cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Cái hay về nội dung của tác phẩm (đề tài, chủ đề, vấn đề tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa triết lí sâu sắc,..) là gì?
+ Yếu tố hình thức nghệ thuật nào độc đáo, đặc sắc? (Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; lòi của người kể chuyện và lời nhân vật,...).
+ Tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm là gì?
* Lập dàn ý
Dàn ý tham khảo cho đề: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Gương báu khuyên răn (Bài 43) - Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10 tập 2, Cánh Diều.
- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả.
- Khái quát nội dung: Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, sinh động, giàu sức sống nội lực toát ra từ chính cảnh vật.
- Hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật lúc vào hè: hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì.
- Sử dụng động từ mạnh gợi nên sức sống căng tràn của cảnh vật: đùn đùn, phun, tiễn
- Tác giả dùng âm thanh để tái hiện sinh động và chân thực bức tranh cuộc sống.
+ Lao xao chợ cá: âm thanh gần gũi, gợi nên sự sống của con người.
+ Dắng dỏi cầm ve: gợi nên sự rộn rã, tươi vui.
à Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè với tất cả màu sắc, đường nét, âm thanh, tất cả luôn căng tràn sự sống.
- Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho “dân giàu đủ”.
- Việc mượn điển tích cho thấy chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
Bước 3: Viết
- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để viết bài văn hoàn chỉnh.
+ Đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: Viết bài văn nghị luận phân tích,, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: Viết bài văn nghị luận phân tích,