Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: Văn bản - Đừng gây tổn thương. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
___ Ca – ren Ca – xây ___
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC
KHỞI ĐỘNG
Góc chia sẻ:
+ Bạn đã từng bị tổn thương hay gây tổn thương cho ai chưa? Bạn bị tổn thương hay gây tổn thương cho người khác bằng cách nào?
+ Cảm xúc của bạn sau khi trải qua những tổn thương hoặc gây tổn thương cho người khác như thế nào?
___ Ca – ren Ca – xây ___
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Lần lượt triển khai các đại ý chính có trong bài học. Trong đại ý lần lượt đưa ra các luận điểm, luận cứ…
CH: Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Ca – ren Ca – xây và tác phẩm Đừng gây tổn thương.
- Tên tác giả: Ca-ren Ca-xây
- Năm sinh: 1947
- Là tác giả Mỹ nổi tiếng chuyên về tâm lí và nghệ thuật sống.
- Xuất xứ: Văn bản Đừng gây tổn thương trích trong tác phẩm Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay.
Câu hỏi: Xác định thể loại, bố cục của văn bản.
Đáp án:
- Thể loại : Văn nghị luận.
- Bố cục
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cảm giác tổn thương vẫn tồn tại”: Dẫn vào vấn đề bàn luận.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “nếu có quyết tâm”: Không nên gây tổn thương cho người khác.
+ Đoạn 3: Còn lại: Những cam kết để không làm tổn thương tới người khác
Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1: Em hiểu thế nào là nhan đề Đừng gây tổn thương?
+ Nhóm 2: Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”.
+ Nhóm 3: Phân tích tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”.
+ Nhóm 4: Phần cuối văn bản, nội dung “cam kết” ở phần này là gì? Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?
+ Nhóm 5: Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản.
Đáp án:
- Nội dung nhan đề: đừng làm tổn thương ai đó.
- Vấn đề được đề cập: khá phổ biến trong xã hội và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của mỗi người.
à Tác giả muốn thuyết phục mọi người hạn chế, tiến tới xóa bỏ những hành vi gây tổn thương cho người khác.
- Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi “Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương ư?”, à phân tích, dẫn dắt người đọc vào vấn đề cần bàn luận.
- Phần mở đầu dẫn ra vấn đề: chúng ta khó để biết được mình đã gây tổn thương cho người khác chưa.
“Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”:
- Dẫn chứng:
+ Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác.
+ Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý .
à Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.
- Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…
→ Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ.
- Tác hại của việc làm tổn thương người khác:
+ Người khác bị chúng ta đối xử tệ, bản thân chúng ta bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.
+ Cả người gây ra tổn thương và người bị tổn thương: không cảm thấy hạnh phúc.
+ Nạn nhân: cảm thấy mình bị xúc phạm sau buổi gặp gỡ, cảm giác tổn thương vẫn tồn tại mãi.
- Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”:
+ Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản về thể chất và tinh thần.
+ Chúng ta không phải suy nghĩ: những hành động của mình sẽ gây ra tác động, hậu quả thế nào đối với người khác.
+ Mang lại cảm giác hạnh phúc, bình yên cho chúng ta.
Nội dung “cam kết” ở phần này bao gồm:
- Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng.
- Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai.
- Phần (1) nêu vấn đề.
- Phần (2) phân tích, giải thích, chứng minh làm rõ các tình huống, biểu hiện và tác hại của việc gây tổn thương cho người khác, nhất là bằng lời nói.
- Phần (3) đưa ra một giải pháp, từ đó, hình thành thói quen tốt trong giao tiếp: mỗi ngày không gây tổn thương cho ai.
- Quan hệ về nội dung:
+ Quan hệ giữa phần (1) và phần (2) là quan hệ khái quát - cụ thể.
+ Quan hệ giữa phần mở đầu với phần (2) với phần (3) là quan hệ nhân - quả.
III. TỔNG KẾT
Câu hỏi: Nêu khái quát giá trị nổi bật đáng ghi nhớ của văn bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Văn bản bàn về vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.
- Không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu hỏi TN:
Câu 1. Nhan đề văn bản đề cập đến vấn đề nào trong xã hội hiện nay?
Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về những hành động gây tổn thương cho người khác bằng lời nói, cử chỉ?
Câu 3. Tác hại của việc làm tổn thương người khác là cả người gây ra tổn thương và người bị tổn thương đều không cảm thấy hạnh phúc.
Câu 4. Khi không làm tổn thương người khác, chúng ta sẽ nhận được điều gì?
Câu 5. Nối các đáp án để chỉ ra nội dung các phần trong văn bản
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản - Đừng gây tổn thương, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản - Đừng gây tổn thương